Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sức khỏe của nhân dân và y đức của người thầy thuốc. Người nói “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.
Y đức đối với các y bác sĩ rất quan trọng
“Lương y như từ mẫu “ là lời dạy của bác Hồ tới tất cả đội ngũ cán bộ Ngành Y dược là một sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi thấy trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường , đạo đức nghề y, hay còn gọi là y đức đối với người làm nghề y ,đó không phải là một quy chuẩn của luật pháp, hay nghĩ vụ pháp lý, mà là những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người nói chung và làm nghề y nói riêng.
Y đức hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học và xã hội. Ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức của người thầy thuốc. Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu con người sâu sắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành một triết lý sống đối với đạo đức nói chung và đạo đức ngành y nói riêng. Vấn đề “Con Người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành yếu tố căn bản và xuyên suốt hệ thống tư tưởng của Người. Người nói “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu”Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề sức khỏe của nhân dân và y đức của người thầy thuốc. Người luôn căn dặn thầy thuốc “lương y như từ mẫu”. Người cũng đã để lại cho chúng ta những tư tưởng, quan điểm vô cùng sâu sắc, phong phú và có ý nghĩa định hướng cho việc phát triển một nền y học Việt Nam hiện đại trong tương lai. Người nói: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công.Y đức, một trong những quy chuẩn của đạo đức xã hội. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội, có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Một trong những nét cơ bản nhất của hình thái ý thức đạo đức là sự tự nguyện, tự giác quan tâm đến người khác, chứ không phải cho mình, mà trong đó có vấn đề y đức là một bộ phận cấu thành của đạo đức xã hội. Trong sự phát triển của y học thế giới, đạo đức người thầy thuốc (y đức), luôn được coi là một phần quan trọng của y học, có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả trong hoạt động nghề thầy thuốc.
Ở Việt Nam, y đức người thầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông. Đạo đức xã hội tốt đẹp lên, thì y đức cũng từ đó mà tốt đẹp lên. Ngược lại, đạo đức xã hội đi xuống, thì không thể có được y đức, hơn thế nữa Y đức, một trong những quy chuẩn của đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích của nghề nghiệp. Hiểu cách khác, trong mọi hoạt động nghề nghiệp, người hành nghề có thể thực hiện công việc với chất lượng cao, tuân thủ pháp luật và phục vụ tốt nhất có thể. Y đức thực hiện nhiệm vụ là tòa án lương tâm, trách nhiệm xã hội và từ đó thực hiện chức năng tự đánh giá hành vi đạo đức của con người. Nghề y là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh, những người thầy thuốc phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức mới thực hiện được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Y đức không chỉ là những hành động như thái độ niềm nở với người bệnh, mà còn đòi hỏi người thầy thuốc phải khiêm tốn, đối xử tốt với đồng nghiệp, giỏi về chuyên môn, không lợi dụng nghề nghiệp để kiếm lời. Lương tâm nghề nghiệp trong sáng là cơ sở để hình thành những đức tính cần có của người thầy thuốc. Lương tâm người thầy thuốc còn là cơ sở để hình thành sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau của người bệnh, từ đó hình thành quy chuẩn của đạo đức trong nghiệp vụ.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - nơi ươm mầm cho chúng ta trở thành thuốc sâu y lý, giỏi y thuật
Y tế là một lĩnh vực vô cùng quan trọng đối với nhà nước ta và với mỗi người. Vì vậy nhà nước ta cần phải chú trọng hơn nữa về lĩnh vực này. Cần tăng cường vai trò quản lý của mình bằng luật và các văn bản dưới luật, tăng cường thanh tra kiểm tra, giám sát kịp thời động viên khuyến khích những người làm tốt. Xử phạt thích đáng những người sai phạm. Những việc hành nghề quá quyền hạn, quảng cáo sai sự thật, bán thuốc giả… cần phải được ngăn chặn kịp thời. Người thầy thuốc phải có những phẩm chất đặc biệt. Các thầy cô Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho rằng để nâng cao y đức, chúng ta không thể hô hào chung chung mà mỗi người cán bộ y tế cần phải tự trau dồi đạo đức của mình để xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ đã dạy.Chính vì thế, cần phải đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương của Đảng: “Nâng cao y đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh”. Để làm tốt được nhiệm vụ và đúng với tôn chỉ mục đích nghề nghiệp. Y đức phải thực hiện tốt 4 nhiệm vụ cơ bản sau:
Thầy thuốc phải chăm chỉ, nhiệt tình lao động, luôn sẵn sàng, chủ động trong công việc của mình;
Thầy thuốc phải thận trọng, cảnh giác trước các trường hợp coi là bệnh nhẹ, bình thường, giản đơn;
Thầy thuốc phải luôn giữ gìn phẩm giá, danh dự nghề nghiệp của mình;
Thầy thuốc phải là người có tính sáng tạo trong nghề nghiệp.
Khi được học tập trong ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - nơi ươm mầm cho chúng ta trở thành thuốc sâu y lý, giỏi y thuật , giàu y đức, chúng ta cần rèn luyện , nỗ lực học tập làm theo gương của chủ tịch vĩ đại Hồ Chí Minh ,làm thầy thuốc phải có tâm với bệnh nhân , nhiệt tình giúp đỡ cứu chữa những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ,không màng danh lợi, tham ô mà đánh mất lương tâm của người thầy thuốc cao quý ,luôn cởi mở tận tình chăm sóc cho bệnh nhân,trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè và thầy cô, tích cực tham gia phong trào hưởng ứng tích cực về người nghèo, hỗ trợ bác sỹ, thầy thuốc để chúng ta được hiểu rõ hơn về chuyên ngành .