Thấm nhuần tư tưởng “Lương y như từ mẫu” của Bác Hồ

Thấm nhuần tư tưởng “Lương y như từ mẫu” của Bác HồNgoài việc nắm vững kiến thức về Y học, để trở thành một người thầy thuốc giỏi bạn cần cố gắng học tập và làm theo tư tưởng “Lương y như từ mẫu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài việc nắm vững kiến thức về Y học, để trở thành một người thầy thuốc giỏi bạn cần cố gắng học tập và làm theo tư tưởng “Lương y như từ mẫu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người thầy thuốc giống như mẹ hiền

Người thầy thuốc giống như mẹ hiền

Thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở Bác không chỉ là môt người có lòng yêu nước nồng nàn,soi sáng dẫn đường cho dân tộc ta dành độc lập mà còn là người toát lên những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp.

Thuở sinh thời Bác rất quan tâm đến vấn đề Y đức bởi Bác là một người giàu lòng  lòng vị tha, nhân hậu hết mực vì con người. Với lòng yêu thương và sự quan tâm đến sức khỏe của con người, Bác luôn căn dặn cán bộ, viên chức y tế “Lương y phải như từ mẫu”. Bởi nghề y là một nghề đặc biệt,thiêng liêng, có trách niệm cao cả, trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người.

Bởi vì nghề Y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề Y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Nói một cách ngắn gọn là người thầy thuốc phải có tâm và có tầm. Phải tận tụy với nghề vì chỉ cần một chút sai sót sẽ dẫn đến mất mát cả tính mạng con người, cần phải coi bệnh nhân lên trên hết tất cả.

Câu “Lương y như từ mẫu” hay “Thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền” chính là để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc. Trong thư,chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhắc nhở nhiệm vụ của người thầy thuốc: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, thầy thuốc cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn” Qua đó càng nhắc nhở cho những người làm nghề y như tôi đang theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn phải cố gắng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, cách đối xử với bệnh nhân có tâm, coi họ như người nhà thân thiết của mình.

Học hỏi theo những tấm gương sáng

“Lương y phải như từ mẫu” Đây là một câu nói hoàn toàn đúng đắn, chính xác dù trong thời kì xưa hay cuộc sống hiện đại như bây giờ. Đồng thời câu nói này cũng nhằm đề cao những người làm nghề lương y, bác sĩ, được gọi bằng cái tên vô cùng kính trọng “thầy”.

Thời xa xưa, chúng ta cũng đã có những nhân vật nổi danh về nghành y như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác… Họ đều là những người làm nghề y rất sớm, có tấm lòng cứu người mà không màng danh vọng, tiền bạc. Họ là những tấm gương sáng cho thế hệ sau này nọi theo.

Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu con người ngày càng cao, kinh tế ổn định nên việc chăm sóc sức khỏe bản thân càng được chú trọng rất nhiều. Vì vậy, nghành y dược càng được nhiều nhân tài muốn tham gia.

 

Luôn đặt đạo đức nghề Y lên đầu tiên

Luôn đặt đạo đức nghề Y lên đầu tiên

Nhưng không vì thế mà nghành y không có những mặt tiêu cực không đáng có, cần phải khắc phục để có một nghành y trong sạch, phát triển. Cũng như cách chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến nghành y, bắt đầu từ tư tưởng nhân văn sâu sắc và mang bản chất của đạo đức cách mạng, biểu hiện trước tiên ở tình yêu thương nhân loại, con người.

Sự đồng cảm với những người dân lao động chịu áp bức bóc lột, những bất công trong xã hội cũ. Đối với Bác, không chỉ là “đồng bào” mà còn thân thiết như người ruột thịt trong gia đình.

Thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác Hồ

Khi học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi và các bạn sinh viên đều được thầy cô dạy bảo tận tình, thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác Hồ, cán bộ nhân viên đã biết thực hiện một cách chính xác, đúng đắn. Nội dung của Bác gồm có hai nội dung chính:

Thứ nhất: Người thầy thuốc cần có lương tâm và trách nhiệm cao đối với bệnh nhân. Nói “Lương y như từ mẫu” thật ra đúng là sự ví von. Sự ví von như thế chỉ nhằm thể hiện sự mong muốn người thầy thuốc phải có tấm lòng yêu thương người bệnh hết mực, có tinh thần trách nhiệm trong nghệ nghiệp cao nhất, có sự tận tụy chăm sóc phục vụ người bệnh hết lòng. Không coi thường những bệnh nhẹ nhất, đề cao cảnh giác trong mọi trường hợp.

Thứ hai: Thầy thuốc phải xây dựng tình đoàn kết với với đồng nghiệp, vì mọi vấn đề đều là vấn đề chung của mọi người, vui, buồn, khó khăn thành đạt chúng ta sẽ chia sẻ cùng với nhau. Phải khiêm tốn, hòa nhã, bình đẳng trong các mối quan hệ, không ác ý, chỉ trích nếu thiếu cơ sở đúng đắn.

Với lời dạy bảo của chủ tịch Hồ Chí Minh cùng việc đang theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn - một ngôi trường với đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt huyết, các trang thiết bị hiện đại giúp cho sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất, áp dụng vào thực tiễn rõ ràng, hiệu quả. Luôn đặt tính mạng con người lên hàng đầu, giữ đúng tư cách của một người thầy thuốc.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chính là nơi ươm mầm cho người thầy thuốc để trở thành người thầy thuốc “Sâu y lí - giỏi y thuật - giàu y đức”.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop