Thực hiện tốt phẩm chất đạo đức ngành y

Thực hiện tốt phẩm chất đạo đức ngành yLà sinh viên Y Dược, tôi hiểu được rằng không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người và phải đặt đạo đức lên hàng đầu khi theo học ngành y thì mới có thể trở thành người thầy thuốc như mẹ hiền.

Là sinh viên Y Dược, tôi hiểu được rằng không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người và phải đặt đạo đức lên hàng đầu khi theo học ngành y thì mới có thể trở thành người thầy thuốc như mẹ hiền.

Người thầy thuốc cần giống như người mẹ hiền

Người thầy thuốc cần giống như người mẹ hiền

Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người

Khi nói về y đức ở nước ta, câu nói được trích dẫn nhiều nhất là “Lương y như từ mẫu”. Từ lâu “lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y, bởi vì nghề y là nghề rất đặc biệt. Đúng như danh sư nước ta là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”.

“Lương y như từ mẫu” được hiểu là: “Thầy thuốc giỏi (lương y) giống y như mẹ hiền (từ mẫu)”. Thời gian qua, nhiều người lại hiểu một cách thiếu sót: “Thầy thuốc (không có chữ giỏi) như mẹ hiền” tức chỉ nhấn mạnh vế “mẹ hiền” mà quên mất vế “thầy thuốc giỏi”.

Có người biện luận cho sự hiểu thiếu sót của mình là do chữ “lương y” được dùng đại trà để chỉ người thầy thuốc bình thường của ngành y học cổ truyền. Đúng là ta thường gọi thầy thuốc y học cổ truyền hay thầy thuốc đông y là lương y và lương y này có khi không hẳn là thầy thuốc giỏi.

Nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh.

Nói một cách ngắn gọn là người thầy thuốc phải có tâm và có tầm. Nói theo triết lý nhà Phật, người hành nghề y phải có từ bi và trí tuệ. Nếu từ bi mà không có trí tuệ là từ bi mù và trí tuệ mà không có từ bi thì đó là trí tuệ ác. Giống như con chim đại bàng muốn bay cao phải có hai đôi cánh, người thầy thuốc muốn hành nghề tốt phải luôn có hai điều kiện là phải giỏi và phải thương người.

Người thầy thuốc giống như mẹ hiền

Câu “lương y như từ mẫu” hay “thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền” chính để nhấn mạnh hai điều  kiện phải có của người thầy thuốc. Nếu thầy thuốc giỏi mà không có tấm lòng của người mẹ hiền thì khác gì chim đại bàng còn có một cánh, làm sao bay cao được. Hay người thầy thuốc có lòng thương người bệnh nhưng tay nghề quá yếu, không nắm vững chuyên môn thì có khi trở thành kẻ hại người một cách vô tình, thậm chí kẻ sát  nhân không chủ ý.

Khi là sinh viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi hiểu được rằng muốn làm một người thầy thuốc giỏi phải biết dùng kiến thức và kỹ năng về y dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, luôn tìm cách cập nhật kiến thức y dược để làm chủ thông tin và trang bị thiết bị hiện đại hầu chữa trị tốt người bệnh.

Đặt đạo đức lên hàng đầu khi theo học ngành y

Đặt đạo đức lên hàng đầu khi theo học ngành y

Nhưng các thầy cô ở Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn dạy cho tôi hiểu được rằng, một thầy thuốc giỏi về chuyên môn thôi thì chưa đủ. Bởi vì người thầy thuốc không có sự tận tụy và lòng thương người thì dễ đi đến lỗi lầm.Trong cuộc sống, bất kì ngành nghề nào cũng xảy ra những sai sót nhưng với nghề thầy thuốc một chút lơ đễnh, thờ ơ, tắc trách đến nhất là vô cảm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh, mà những con người đáng thương này đã đặt tất cả hi vọng, niềm tin vào người thầy thuốc.

Đặt đạo đức lên hàng đầu khi theo học ngành y

Trong sự phát triển của ngành y học, vấn đề đạo đức luôn được coi trọng hàng đầu, bởi nó có ảnh hưởng không chỉ tới tính hiệu quả mà còn là cả tính nhân đạo trong nghề nghiệp của người thầy thuốc nói riêng và ngành y học nói chung. Trong quá khứ, chúng ta có Hải Thượng Lãn Ông - một nhà y có tâm cứu người không màng tới danh lợi hay ở phương Tây, Hippocate là ông tổ của ngành ý học phương tây đã viết ra hai mươi lời thề dành cho những người muốn theo ngành ý, muốn theo sự nghiệp cứu người cao quý.

Lịch sử đã ghi danh những “chiến sĩ áo trắng” không quản ngại nguy hiểm, khó khăn, thiếu thốn luôn có mặt tại các chiến hào trong những năm tháng kháng chiến để cứu chữa thương bệnh binh, phục vụ đắc lực cho tiền tuyến. Trong số họ, có biết bao người đã để lại máu xương của mình hay vĩnh viễn ra đi vì sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Đất nước hòa bình, các “chiến sĩ áo trắng” lại tiếp tục cống hiến, rèn luyện không ngừng, tận tụy chăm lo, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Từ thành thị tới nông thôn, núi cao hay biển đảo... Đâu đâu cũng có hình ảnh của những người thầy thuốc miệt mài, tận tụy công việc cao cả - trị bệnh, cứu người.

Tuy nhiên, nhiều người tham gia ngành y lại đặt nặng vấn đề tiền bạc, vật chất vì đây là nghề dễ kiếm tiền, mang lại mức thu nhập khá, cuộc sống khá ổn định. Nhiều vị bác sĩ thấy nỗi đâu của bệnh nhân vẫn có thể than nhiên như không, thậm chí có nhiều vụ việc ở nước ta chỉ bởi sự chậm trễ của đội ngũ cán bộ nhân viên y tế mà có những bệnh nhân phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Người bác sĩ nói riêng người làm nghề ý nói chung phải có một cái tâm sáng, có sự cẩn thận, tỉ mỉ chu đáo trong công việc bởi những sai sót của họ có thể trả giá bằng chính tính mạng của một con người. Người thầy thuốc nhất định phải có tấm lòng yêu thương người bệnh hết mực, có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp, có sự tận tụy chăm sóc phục vụ người bệnh hết lòng..

Thực hiện những phẩm chất đạo đức y học là nghĩa vụ nghề nghiệp của người thầy thuốc và cũng là một yêu cần cần thiết đới với các sinh viên ngành Y Dược như tôi khi đang ngồi trên ghế nhà Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Đã xác định trở thành một người thầy thuốc cần một chuyên môn nghiệp vụ tốt và một cái tâm sáng, hết lòng vì bệnh nhân.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop