“Nhất y nhì dược” – một câu nói rất hay và vô cùng cao đẹp nhưng ít khi ai biết được nguồn gốc của câu nói này lại xuất phát từ một cơ chế không mấy hay trong xã hội Việt Nam thời bao cấp.
Ý nghĩa của câu "Nhất Y, nhì Dược" có phải ai cũng biết?
Tại sao người ta nói “Nhất Y, Nhì Dược”?
Những ai sống qua thời bao cấp đều rõ cơ chế này tệ hại đến mức nào. Hằng tháng mỗi bệnh viện, mỗi khoa được cấp một số lượng tích kê phim X-quang, thuốc men nên chưa chắc bệnh nhân nặng được hưởng sự chăm sóc y tế tốt hơn, mà các bệnh nhân “ biết điều” mới được hưởng. Bác sĩ kê đơn thuốc, ra cửa hàng dược dược sĩ cắt bớt chỉ cấp một nửa đơn cho bệnh nhân. Trong xã hội hình thành các nhóm lợi ích. Ông trưởng cửa hàng lương thực, thực phẩm đến bệnh viện sẽ được chăm sóc tốt hơn. Đổi lại, ông bác sĩ khi đi mua gạo,thịt sẽ được dành chop phần gạo thịt ngon hơn. Còn nếu bệnh nhân chỉ là dân đen thì không còn cách nào khác là phải quỵ lụy xin xỏ thầy thuốc và thầy thuốc có cơ hội thể hiện thói cửa quyền hách dịch, quan liêu của mình. Thế nên, dù rằng tiêu chuẩn bao cấp của cán bộ nhà nước ai cũng như ai: 13kg gạo, dăm lạng thịt mỗi tháng nhưng nhìn chung các bác sĩ, y tá vẫn dễ sông hơn các thành phần khác trong xã hội. Câu nói “ Nhất Y,nhì Dược” hình thành từ giai đoạn này và có nguồn gốc là thế. Mặc dù có nguồn gốc là như vậy nhuưng sau một quá trình dài hình thành, tồn tại và phát triển của nghành Y dược, chúng ta không thể nào phủ nhận những ý nghĩa của các lĩnh vực này đem lại. Y dược cũng là nghành mà xã hội luôn đề cao và coi trọng. Vậy tại sao người ta nói “Nhất Y, nhì dược”?
Thứ nhất, xét về vị trí, vai trò của Y dược trong đời sống xã hội. Ở mọi thời đại, con người luôn là vốn quý của xã hội, là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, điều kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Chỉ có y tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc sống chúng ta trở nên an toàn và chất lượng hơn
Thứ hai, xét về cơ hội việc làm: Có thể nói Y dược là nghề có cơ hội việc làm cao nhất so với các nghề khác trong xã hội, bở đây là nghề mà sự thay đổi của kinh tế, chính trị, xã hội không ảnh hưởng nhiều đến vai trò và chức năng của nó. Hơn nữa, hai nghành này gắn liền tới sức khỏe và tính mạng con người – những vấn đề mà dù sống ở trong thời đại nào nó cũng luôn tồn tại và được đặt lên hàng đầu.
Thứ ba xét về tính chất công việc. Đây là nghề mà không chỉ lao động bằng trình độ, trí óc mà còn phải lao động cả chân tay. Khối lượng công việc của dược sĩ, bác sĩ hay điều dưỡng viên trên một ngày là rất lớn. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay chưa thể đáp ứng theo tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số và tình hình dịch bệnh cũng như nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Tình trạng quá tải cũng như cơ sở vật chất yếu kém khiến cho khối lượng của những người làm trong lĩnh vực y dược ngày càng tăng và tạo cho họ một sức ép lớn. Thế nên, ngoài trình độ, kĩ năng họ phải được sự có tính yêu nghề, tâm huyết với nghề thì mới có thể bám trụ và gắn bó trong công việc. Chính điều này, khiến cho mọi người rất coi trọng, đề cao những ai làm trong nghành y dược. Học nghành y dược để làm nghề chữa bệnh cứu người, đó là nghề mang hạnh phúc, an lành cho người bệnh và gia đình họ.
Lý do vì sao nên lựa chọn học ngành Dược tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Vì sao nên chọn học ngành Dược tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Nghề y luôn coi trọng tính mạng, sức khỏe của người bệnh cũng như chính bản thân mình. Khi bạn học nghành này, bạn sẽ thấy những gì mình đóng góp, cống hiến cực kì ý nghĩa.
Khi quyết định nộp hồ sơ vào trường của tôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi đã rất đắn đo và suy nghĩ không biết là môi trường học tập như nào? Các thầy cô thân thiện và quan tâm học sinh hay không? Sau một thời gian học tập và rèn luyện tôi thấy quyết định của mình đúng đắn và tiếp tục học tập ở tại ngôi trường. Đây là những lí do tôi ở lại ngôi trường này:
Thứ nhất: Mặc dù lớp Cao đẳng dược của tôi tập hợp nhiều bạn từ nhiều nơi khác nhau đủ ba miền Bắc, Trung, Nam tùy vùng miền khác nhau nhưng ai nấy cũng cởi mở, hòa đồng thân thiết với nhau. Ngoài những giờ học, chúng tôi còn được nhà trường tổ chức những buổi ngoại khóa để vừa học vừa chơi đây chính là hoạt động gắn kết giúp sinh viên thêm “sát lại gần nhau hơn”
Thứ hai: Tôi ấn tượng về sự giảng dạy nhiệt tình của các giảng viên bộ môn và đặc biệt là sự quan tâm của các thầy cô trong khoa Cao đẳng Dược. Phải nói, thầy cô ở Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thật sự gần gũi và vui tính. Những bài học khô khan, lý thuyết trừu tượng đều trở nên hài hước và tiếp thu nhanh hơn
Thứ ba: Đó là sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường tới việc học tập và rèn luyện của sinh viên. Những cuộc điều tra nhằm lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy, kĩ năng giảng dạy của thầy cô, các hoạt động bổ trợ cơ sở vật chất.
Tôi hi vọng sau khi tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn sẽ trở thành một người Bác sĩ, Dược sĩ “Sâu y lý – Giàu y thuật – Giỏi y đức”, có thể tập trung áp dụng những kiến thức, sự hiểu biết của mình để thực hiện vào việc sáng chế ra những viên thuốc giúp xóa tan bệnh tật.