Đạo đức của người thầy thuốc luôn được coi trọng hàng đầu

Đạo đức của người thầy thuốc luôn được coi trọng hàng đầuNghề Y Dược được xã hội ghi nhận và tôn vinh là nghề cao quý . Biết bao thế hệ Thầy thuốc đã thầm lặng cống hiến thậm chí hi sinh bản thân vì sự nghiệp Y Dược.

Nghề Y Dược được xã hội ghi nhận và tôn vinh là nghề cao quý . Biết bao thế hệ Thầy thuốc đã thầm lặng cống hiến thậm chí hi sinh bản thân vì sự nghiệp Y Dược.

Đạo đức của người thầy thuốc luôn là điều quan trọng hàng đầu

Đạo đức của người thầy thuốc luôn là điều quan trọng hàng đầu

Đạo đức của người thầy thuốc luôn được coi trọng hàng đầu

Trong sự phát triển của Y học thế giới, đạo đức người thầy thuốc luôn được coi là một phần quan trọng của khoa y học, có sự ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả trong hoạt động nghè nghiệp của thầy thuốc. Ở Việt Nam, đạo đức của người thầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông, thể hiện khá rõ nét qua tư tưởng của những danh y nổi tiếng. Như danh y Tuệ Tĩnh ( thế kỉ XIV ) đã đưa ra di huấn: “ Cõi trời nam gấm vóc, nước sông Hồng chảy dài. Vườn hạnh phúc nhân, gió mùa xuân ơn rộng. Thương nhân dân chết chóc chọn hiền triết phương thang”. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ( thế kỉ XVIII ) đã dứt chí công danh để gửi trọn đời mình cho nghề làm thuốc chữa bệnh cứu người. Suốt 40 năm hành nghề ông đã để lại một di sản về y học dân tộc và những bài học thấm thía về đạo làm thuốc chữa bệnh cứu người. Đến bây giờ những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cho cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lộc kể công tuy không có báo ứng ngay nhưng để lại ân đức về sau”.

Với thời hiện đại, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước trên cương vị người lãnh đạo cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành một sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nên y tế nước nhà. Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này người viết đã chọn đề tài “Lương y như từ mẫu”.

Thế nào là “Lương y như từ mẫu”?

Hình ảnh người thầy thuốc là hiện thân của trí tuệ, lòng nhân từ và sự đồng cảm. Để giữ gìn và làm đẹp thêm hình ảnh thầy thuốc, trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế, ngày 27/2/1955 , chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các bác các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang.Vì vậy cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, còn họ đau đớn như mình đau đớn”. Và Người kết luận: “Lương y như từ mẫu, câu nói  ấy rất đúng”.

Nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt chiếm vị trí quan trọng, xuất hiện sớm và có lịch sử gắn liền với sự vận động và phát triển của xã hội.

Theo tôi hiểu đó là người thầy thuốc, bác sĩ chữa bệnh, bốc thuốc cho người khác có lương tâm luôn nghĩ đến người bệnh. Xem người bệnh như người nhà, người thân, quan tâm chăm sóc họ được mọi người gọi là lương y.

Tức là hiền như mẹ,có tình thương bao la rộng lớn như lòng mẹ  yêu con. Có ai dám khẳng định có tình cảm cao cả thiêng liêng hơn được tình cảm của cha mẹ. Từ đó có câu: “Lương y như từ mẫu” khái quát lên được tình thương của người bác sĩ dành cho người bệnh. Một người bác sĩ có lương tâm là người hết lòng vì bệnh nhân, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đối xử với người bệnh như tình cảm mẫu tử. Đây là một câu nói hoàn toàn đúng đắn đề cao ý thức của người làm bác sĩ.

Đối tượng người thầy thuốc tiếp xúc là người có vấn đề về sức khỏe, họ luôn mong mỏi sự giúp đỡ từ người thầy thuốc. Họ tin tưởng vào tài năng, lòng nhân đạo cao cả của thầy thuốc sẽ cứu họ thoát khỏi trạng thái đớn đau về thể xác và tinh thần.

Do đó, những phẩm chất đạo đức vừa đủ cho những người lao động khác là để họ  đạt được những kết quả tốt trong nghề nghiệp. Người thầy thuốc luôn hiểu, không có nghề nào mà một lỗi lầm hay thiếu xót dù nhỏ nhất lại gây tai họa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người như trong ngành Y.

Là một sinh viên trong ngành Y nói chung và lĩnh vực tôi đang theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nói riêng thì chữa bệnh cứu người luôn là một nhiệm vụ rất vẻ vang . Vì vậy bản thân tôi cần phải cố gắng, học hỏi, nỗ lực không ngừng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Chọn trường nào để vừa trau dồi kiến thức vừa nâng cao đạo đức?

Nên chọn trường nào để có thể trở thành người thầy thuốc giỏi

Nên chọn trường nào để có thể trở thành người thầy thuốc giỏi

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là nơi ươm mầm cho các em trở thành nhưng người thầy thuốc sâu y lý giỏi y thuật- giàu y đức. Khi được học tập tại đây là một niềm tự hào vì nó đã đào tạo cho đất nước một đội ngũ đông đảo những người thầy thuốc có chuyên môn và tay  nghề cao. Không phải cứ học đại học là sẽ giỏi, chúng ta cần ở đây là lương tâm trách nhiệm vô cùng to lớn, những nỗ lực không ngừng trau dồi chuyên môn và đạo đức hành nghề. Với mục tiêu chất lượng đào tạo gắn với tỉ lệ 100% có việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ngôi trường được đầu tư xây dựng Bệnh viện riêng để đào tạo theo mô hình Bệnh Viện - trường Y Dược.  Hệ thống phòng thí nghiệm thực hành Y Dược hiện đại, thiết bị đồng bộ, với đầy đủ dụng cụ y khoa, hóa chất để thực hiện mục tiêu” Sâu Y lý- Giỏi Y thuật”.

Mỗi một người bác sĩ, dược sĩ tương lai luôn luôn phải biết phấn đấu học hỏi, trau dồi đầy đủ kiến thức tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn và đặc biệt phải có lương tâm thì  mới có thể trở thành người thầy thuốc tốt, được người bệnh tin tưởng, tín nhiệm.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop