Đạo đức của người thầy thuốc luôn được đặt lên hàng đầu

Đạo đức của người thầy thuốc luôn được đặt lên hàng đầuLà sinh viên đang học tập tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi ý thức được bản thân cần học tập và rèn luyện thật tốt để có thể trở thành một người thầy thuốc giỏi.

Là sinh viên đang học tập tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi ý thức được bản thân cần học tập và rèn luyện thật tốt để có thể trở thành một người thầy thuốc giỏi.

Người thầy thuốc giống như mẹ hiền

Người thầy thuốc giống như mẹ hiền

Đạo đức của người thầy thuốc được đặt lên hàng đầu

Trong sự phát triển của y học thế giới, đạo đức người thầy thuốc luôn được coi là một phần quan trọng của khoa y học, có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của thầy thuốc. Ở Việt Nam, đạo đức người thầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông. Thời hiện đại, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức.

Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và mang bản chất của đạo đức cách mạng, biểu hiện trước hết ở tình thương yêu nhân loại, con người sâu sắc. Bác Hồ đã để lại lời dạy tới tất cả đội ngũ ngành Y Dược là “Lương y như từ mẫu”.

Câu nói “Lương y như từ mẫu” đã hướng tới những cán bộ của ngành y tế nước ta và luôn thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của một người thầy thuốc. Kế thừa truyền thống đạo đức y học của dân tộc và những giá trị đạo đức của nền y học thế giới, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cụ thể về y đức của người thầy thuốc Việt Nam, được ngành y tế coi là phương châm chỉ đạo cho sự phát triển nền y tế nước nhà.

Người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm với người bệnh. Ở nước ta, y đức được các danh y như Tuệ Tĩnh, nhất là Hải Thượng Lãn Ông nêu lên từ những thế kỷ trước. Nó biểu hiện truyền thống nhân ái, chuộng đạo lý, quý trọng con người của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến y đức, Người là hiện thân của đạo đức cách mạng trong sáng đối với ngành y. Người luôn luôn quan tâm giáo dục những người làm công tác y tế về vấn đề y đức. Trong các thư gửi Trường Quân y năm 1946, Hội nghị Quân y năm 1948, Trường y tá Liên khu I năm 1949, Hội nghị y tế toàn quốc năm 1953, người luôn nêu vấn đề này.

Làm tròn nhiệm vụ của một người thầy thuốc

Người viết: "Người ta có câu: "Lương y như từ mẫu", nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền" (Thư gửi Hội nghị Quân y tháng 3-1948), "Phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm tận lực phụng sự nhân dân". "Lương y như từ mẫu" (Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc 1953)", "Phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu" (Thư gửi Hội nghị cán Bộ Y Tế tháng 2 - 1955).

Trong bức thư gửi Hội nghị cán bộ Y tế toàn quốc, tháng 6 - 1953, Người đưa ra rằng, việc phòng bệnh cũng cần thiết như việc trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy, người thầy thuốc cần phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, cần phải tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, lương y phải kiêm từ mẫu. Cũng trong bức thư này, Người đặt ra yêu cầu chuyên môn và chính trị đối với đội ngũ thầy thuốc. Cụ thể là về chuyên môn: Cần luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ. Về chính trị: Cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác”.

Theo Hồ Chí Minh, “lương y kiêm từ mẫu” được biểu hiện trước hết là người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm cao với người bệnh như người mẹ đối với con của mình. Lương tâm của người thầy thuốc trong quan hệ với người bệnh thể hiện ở hành vi đạo đức và tình cảm đạo đức. Hành vi đạo đức là những hành vi có động cơ bên trong phù hợp những yêu cầu và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tình cảm đạo đức của người thầy thuốc là động lực, những đức tính đã trở thành thói quen, thúc đẩy người thầy thuốc hành động sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Những lời dạy của Bác đã nhắc nhở tôi – một sinh viên đang theo học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn rằng: Lương y như từ mẫu” có thể hiểu như người mẹ thứ hai của chúng ta, khi có bất kì chuyện gì xảy ra cũng luôn ở bên ta túc trực, chăm sóc. Có ai hiểu được, nhiều khi chính bác sĩ là người đứng ra kí giấy xác nhận cho những bệnh nhân không có gia đình, người thân bên cạnh. Nhiều áp lực, sức ép công việc đè nặng lên đôi vai của những người áo trắng. Có đôi khi, họ cũng cáu gắt, nhưng không vì thế mà họ bỏ mặc bệnh nhân.

Cần học tập và rèn luyện thật tốt

Cần học tập và rèn luyện thật tốt

Sứ mệnh của người thầy thuốc là những lương y cứu giúp con người nên hãy cảm thông và bỏ qua những điều nhỏ nhặt nhất. Bởi vì nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh.

Nói một cách ngắn gọn là người thầy thuốc phải có tâm và có tầm. Câu “Lương y như từ mẫu” hay “thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền” chính để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc. Nếu thầy thuốc giỏi mà không có tấm lòng của người mẹ hiền thì không cứu chữa người bệnh toàn tâm toàn ý được. Hay người thầy thuốc có lòng thương người bệnh nhưng tay nghề quá yếu, không nắm vững chuyên môn thì có khi trở thành kẻ hại người một cách vô tình, thậm chí kẻ sát nhân không chủ ý.

Ý thức được bản thân cần học tập và rèn luyện thật tốt

Qua lời dạy của Bác, bản thân tôi khi đang  học tập và rèn luyện trong ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn – nơi ươm mầm cho các bạn sinh viên trở thành những  người thầy thuốc “Sâu y lý - Giỏi y thuật - Giàu y đức”.

Tôi nhận thấy mình cần học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc để thỏa mãn đam mê cũng như để trở thành người thầy thuốc có ích cho xã hội có “trí tuệ và có tâm đức’ với nghề mà tôi đang theo đuổi và coi trọng.

Điều quan trọng nhất chính là lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp của người thầy thuốc cần phải có và tôi tự nhắc nhở bản than cần nghiêm túc học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện đạo đức; sau nữa là thể hiện ở tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong công viêc.

Ngành thầy thuốc được mọi người biết đến và coi trọng, chính vì vậy tôi tự hào vì bản thân đang được học tâp và rèn luyện tại mái Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Ngôi trường tôi đang theo học này tuy không hào nhoáng, nhưng là nơi những thầy cô đầy nhiệt huyết muốn truyền đạt tri thức và chắp cánh cho biết bao thế hệ sinh viên non trẻ như chúng tôi vững bước vào đời.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop