Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm học tập cho sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm học tập cho sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài GònĐảm nhiệm vị trí giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp, kinh nghiệm giúp các bạn sinh viên học tập tốt nhất.

Đảm nhiệm vị trí giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi sẽ chia sẻ những phương pháp, kinh nghiệm giúp các bạn sinh viên học tập tốt nhất.

Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm học tập cho sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Theo đuổi ngành Dược gian nan, vất vả nhưng vô cùng hạnh phúc

Nghề Dược vất vả gian nan nhưng hạnh phúc

Tôi là Hoài An, hiện đang là giảng viên Dược công tác tại khoa Dược, Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Tôi xin được chia sẻ với các bạn về cơ duyên đến với ngành dược cũng như cảm nhận của tôi sau khi trở thành một dược sĩ!

Ngày ấy, dược chưa phải là sự lựa chọn hàng đầu của tôi. Do lớp tôi là lớp chọn toán, lí, hóa các bạn trong lớp đều là những bạn xuất sắc của khối nên các bạn cũng đều chọn các trường kinh tế top đầu để theo học. Giống như các bạn, tôi cũng nộp trường Học viện Ngân hàng.  Về sau, bố mẹ định hướng cho tôi theo học y dược để trở thành một người có thể giúp ích cho xã hội.

Khi theo học chuyên ngành Dược tôi cảm thấy rất hứng thú và bắt đầu chuyên tập để học tập hơn. Chỉ có sinh viên học dược mới hiểu thế nào là vất vả, lúc nào đầu óc tôi cũng có cảm giác sắp nổ tung vì lượng kiến thức quá nhiều, sáng học lí thuyết trên lớp đến 12h, chiều 1h đã phải có mặt trên lab làm thí nghiệm, chưa kể thi thực hành liên tục…bởi thế lớp tôi đã có bạn học quá tải nên có biểu hiện của bệnh tâm thần và phải nghỉ học vì không thể tiếp tục được nữa.

Thấm thoắt tới học kì 2 của năm thứ 5! Lúc này, mới thấy thoải mái về chuyện học hành một chút vì khi ấy tôi chỉ đi thực tế cộng đồng ở các công ty dược, trung tâm kiểm nghiệm, khoa dược bệnh viện và ôn thi tốt nghiệp. Đối với 1 số bạn thì đây là thời điểm để chuẩn bị hành trang ra trường và bắt đầu thăm dò công việc tương lai của mình.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo ngành Dược chất lượng cao

Sau khi ra trường, tôi may mắn xin được vào làm nghiên cứu viên của một viện nghiên cứu trung ương. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu không làm cho tôi thấy đam mê. Khi vẫn còn ngồi trên giảng đường đại học, tôi vẫn luôn mơ ước được làm giảng viên. Và may mắn khi thấy Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn – một trường ngoài công lập uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo các nhóm ngành Y Dược tuyển dụng giảng viên đã chắp cánh cho tôi thực hiện ước mơ này.

Nhờ học dược, tôi đã được rèn luyện thêm các tính cẩn thận, tỉ mỉ, cẩn trọng, nhẫn nại thêm với việc đi dạy tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm, năng động, nhiệt huyết đã giúp tôi học được rất nhiều điều, hiểu sâu hơn về kiến thức chuyên môn.

Nhìn nhận về sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn hiện nay, tôi thấy các bạn sinh viên đã biết chủ động hơn trong việc học và tìm kiếm thông tin. Các bạn đã mạnh dạn đặt câu hỏi cho thầy cô và có nhu cầu thảo luận. Tuy thế, tôi thấy phần đông các bạn có suy nghĩ quá phụ thuộc vào thầy cô giáo. Việc dạy và học bây giờ được truyền đạt ở nhiều kênh khác nhau, thầy cô giáo chỉ là người tập hợp kiến thức cơ bản và hướng dẫn. Vì vậy, các bạn nên kết hợp nhiều phương pháp học. Tất nhiên, về phần giáo viên, tôi nghĩ chúng tôi cũng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy để sinh viên không nhàm chán.

Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm học tập cho sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Ngôi trường luôn đặt chất lượng đào tạo uy tín lên hàng đầu

Các phương pháp học tập tốt nhất cho sinh viên

Để học tốt các môn chuyên ngành dược các bạn sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cần đặt ra các mục tiêu, động cơ học tập.

Xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn:

Mục đích học tập - học để làm gì? Học để thi (đạt điểm cao hay chỉ đạt điểm qua)? Đây là mức độ thấp nhất, dễ thực hiện nhất. Học để thu được nhiều kiến thức, kỹ năng? Đây là mức độ trung bình, có thể bao hàm mục đích thứ nhất hoặc không. Học để giải quyết vấn đề? Đây là mức độ cao nhất, có thể bao hàm 2 mục đích đầu tiên hoặc không.

Động cơ học tập - học vì điều gì, học cho ai:

Cần xác định học cho bản thân, cho công việc trong tương lai vì những gì bạn học được sẽ là "cần câu cơm" của chính bạn.

Để có được "cần câu cơm", bạn cần học để đạt được cả 3 mục đích trên: đạt điểm cao, thu được nhiều kiến thức và thành thạo kỹ năng, có cách giải quyết vấn đề linh hoạt. Khi đi xin việc, bạn không thể mang bảng điểm với toàn điểm trung bình để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng tôi am hiểu kiến thức, thành thạo kỹ năng, hay giải quyết công việc linh hoạt, cũng không thể khẳng định mình có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng về năng lực của mình chỉ dựa vào kết quả cao trong bảng điểm.

Đi học đủ, đúng giờ:

Việc đi học đầy đủ, đúng giờ có ý nghĩa lớn trong việc quyết định tỷ lệ % kiến thức thu được của sinh viên. Tỷ lệ này sẽ là 0% nếu sinh viên nghỉ học, sinh viên đó cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xử lý thông tin khi tự học, bởi số lần xử lý thông tin của sinh viên đó sẽ ít hơn so với sinh viên dự học đầy đủ, và gặp khó khăn khi định hướng lựa chọn các thông tin hữu ích cho việc học thi cũng như tích luỹ kiến thức.

Hơn nữa, mỗi bài giảng đều là kết tinh kiến thức, mà ở đó người thầy, cô đã phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tâm huyết để xử lý và giúp sinh viên trong việc xử lý thông tin.

Làm bài tập đầy đủ, cẩn trọng, nghiêm túc:

Bên cạnh việc đi học đầy đủ, đúng giờ, sự siêng năng còn thể hiện ở việc sinh viên làm bài tập đầy đủ, bao gồm cả bài tập bắt buộc và bài tập không bắt buộc. Việc làm bài tập này cần được diễn ra thường xuyên, với một thái độ nghiêm túc và cẩn trọng chứ không phải chỉ mang tính đối phó với điểm số hay sự kiểm tra của giảng viên.

Kế hoạch học tập:

Việc lên một kế hoạch học tập cá nhân, tức là lên kế hoạch xem bạn cần đầu tư nhiều thời gian, công sức vào phần nào, học phần đó như thế nào, và thực hiện thực hiện đúng kế hoạch đã đặt ra góp phần lớn quyết định kết quả học tập của sinh viên. Để có được kế hoạch học tập phù hợp với năng lực bản thân, bạn nên chủ động hỏi cố vấn học tập và giảng viên phụ trách học phần đó ngay khi bắt đầu một học kỳ.

Đọc bài trước khi đến lớp:

Việc đọc bài trước khi đến lớp lý thuyết sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tiếp thu, xử lý thông tin, thông tin bạn nhận cũng được xử lý nhiều lần hơn, giúp bạn dễ dang đạt điểm số cao hơn và thu được nhiều kiến thức hơn.

Hoàn thành bài tập trước thời hạn:

Việc chủ động hoàn thành bài tập trước thời hạn cũng sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao hơn so với việc bạn chủ quan, làm bài tập sát hạn nộp. Làm bài tập trong tình trạng quá căng thẳng, áp lực về thời gian có thể khiến bạn mắc những lỗi không đáng có.

Tìm thầy cô khi gặp khó khăn:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch học tập, bạn đừng ngại tìm đến thầy cô khi gặp khó khăn, bởi luôn có những thầy cô sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Cái nhìn tích cực trước vấn đề - mình sẽ thu được gì? Thay vì chán nản, cho rằng học cái đó chẳng để làm gì, sau này mình cũng sẽ làm những công việc liên quan đến vấn đề đó, đây là tâm lí chung của rất nhiều sinh viên, bạn hãy tạo cho mình cái nhìn tích cực hơn bằng cách cho rằng đó cũng là một cơ hội học tập và cơ hội đó sẽ giúp ích cho bạn trong công việc sau này.

Chẳng hạn, khi thực hành định lượng các dược chất bằng phương pháp chuẩn độ, nhiều sinh viên Dược tỏ ra chán nản, chỉ thực hành với tâm lý đối phó vì cho rằng sau này mình sẽ không làm việc gì liên quan đến những thao tác định lượng này. Những sinh viên này đã không nhìn thấy được ý nghĩa tích cực của những thao tác mình đang rèn luyện, rằng đó chính là những bài học về sự cẩn thận, chính xác và trung thực, những đức tính không thể thiếu đối với Dược sĩ dù bạn có làm việc trong lĩnh vực nào.

Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm học tập cho sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Các bạn sinh viên cần xác định mục tiêu, phương pháp học tập

Liên hệ thực tế với kiến thức đã học:

Trong khi học và sau khi học các môn chuyên ngành, hãy tạo cho mình một thói quen quan sát thực tế liên quan đến bệnh tật và việc dùng thuốc diễn ra quanh mình để liên hệ với kiến thức đã học. Chẳng hạn, bạn thấy bà của mình bị viêm họng và có tiền sử cao huyết áp, phải uống nhiều loại thuốc cùng một lúc.

Bạn có thể nghĩ ngay đến môn học Dược lâm sàng, phần Tương tác thuốc để tra cứu và tìm hiểu xem những thuốc bà của mình uống có thể có tương tác gì với nhau không, nếu có, bạn có thể có đề xuất gì để việc uống thuốc của bà đạt hiệu quả mà lại an toàn, hợp lý.

Khi các bạn tạo cho mình cái nhìn tích cực trước một vấn đề khó khăn, hay tìm được ý nghĩa thực tế của các môn học, hoặc cố gắng liên hệ thực tế với kiến thức đã học, tìm cách giải quyết nó, chính là lúc bạn học cách dùng kiến thức, kỹ năng mình thu được để giải quyết vấn đề. Hi vọng trên đây là những chia sẻ và lời khuyên có thể giúp cho các bạn sinh viên học tốt hơn trong Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop