Giảng viên Hộ sinh hướng dẫn cách ăn dặm đúng cho trẻ 6 tháng tuổi

Giảng viên Hộ sinh hướng dẫn cách ăn dặm đúng cho trẻ 6 tháng tuổiNuôi dưỡng trẻ từ 6 tháng có ý nghĩa rất quan trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những thiếu sót trong nuôi dưỡng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mắc các bệnh nghiêm trọng.

Nuôi dưỡng trẻ từ 6 tháng có ý nghĩa rất quan trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Những thiếu sót trong nuôi dưỡng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mắc các bệnh nghiêm trọng.

Giảng viên Hộ sinh hướng dẫn cách ăn dặm đúng cho trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Trong năm đầu tiên, trẻ phát triển rất nhanh. Quá trình phát triển nhanh chóng ở cả cân nặng, chiều cao của bé sáu tháng tuổi luôn đòi hỏi nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Sau sinh sáu tháng cân nặng của trẻ tăng lên gấp đôi và sau mười hai tháng thì tăng lên gấp ba lần so với cân nặng khi sinh ra. Dù cho bé bú sữa mẹ, sữa công thức hay ăn dặm (ăn sam) ba mẹ cũng cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Sữa mẹ vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đối với sự phát triển của trẻ từ sáu tháng tuổi, chiếm ba phần tư tổng lượng thức ăn mà bé cần mỗi ngày. Trung bình một ngày lượng sữa mẹ cần cung cấp cho trẻ khoảng 700-800 kcal. Nhưng sau thời gian 6 tháng lượng miễn dịch qua sữa mẹ không đủ để cơ thể trẻ chống lại những tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn. Ăn bổ sung hay còn gọi là ăn sam, ăn dặm chính là bổ sung cho trẻ chế độ ăn đầy đủ hơn. Ăn dặm giúp bổ sung dinh dưỡng cho trẻ và quan trọng hơn là giúp trẻ tập làm quen được mùi vị của các loại thức ăn. Đối với trẻ 6 tháng tuổi, các giảng viên Trung cấp Hộ sinh Sài Gòn gợi ý cho ba một số loại thực phẩm ăn dặm như sau:

  • Bột sữa bí đỏ: Bí đỏ là loại rau củ giàu bitamin A giúp bé thông minh, cao lớn. Vị ngọt, ngậy, màu sắc bắt mắt của bí cùng với sữa, một loại thức ăn quen thuộc với trẻ sẽ giúp trẻ yêu thích thực đơn ăn dặm này. Mẹ chỉ cần cho một miếng bí đỏ sau khi hấp chín tán nhuyễn với một thìa một thìa sữa mẹ hoặc nước chín.
  • Khoai tây sữa: Đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein và canxi giúp trẻ cao lớn. Khoai tây hấp chín tán nhuyễn với một thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Sữa bột công thức: sữa công thức có những thành phần mô phòng như sữa mẹ, có công thức gần giống với sữa mẹ giúp trẻ khỏe mạnh, tăng trưởng về chiều cao, cân nặng vừa phát triển trí nãõ… Pha một thìa sữa bột công thức với một thìa sữa mẹ hoặc nước chín. Cho trẻ ăn từng ít một.
  • Một miếng chuối chín hoặc đu đủ chín tán nhuyễn.
  • Hay một miếng bí xanh trong nồi canh của gia đình tán nhuyễn cho trẻ ăn.

Cho trẻ ăn một trong những loại thức ăn đầu tiên trên. Khi trẻ đã làm quen được với những thức ăn đầu tiên thì có thể cho trẻ tập ăn những loại thức ăn khác. Nên cho trẻ ăn từng ít một, từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng lưu ý thêm là không nên cho trẻ ăn ngay sau khi bú no.  Hãy thật nhẫn nại cho đến khi bé có thể ăn thức ăn đặc và tập làm quen với một số loại trái cây và rau quả nhuyễn. Mẹ cũng cần lưu ý rằng, cho trẻ ăn một loại thức ăn trong vài ngày để trẻ quen dần rồi sau đó mới chuyển sang một loại thức ăn khác để đảm bảo bé không bị dị ứng với thực phẩm đó. Khi cho trẻ ăn ba mẹ có thể quan sát trẻ có thể dị ứng với một số loại thức ăn.

Giảng viên Hộ sinh hướng dẫn cách ăn dặm đúng cho trẻ 6 tháng tuổi

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ chất lượng

Trong thời gian trẻ tập ăn bổ sung thì trẻ có thể dị ứng với một số loại thức ăn. Có trẻ thì thích ăn bột ngọt nhưng có trẻ lại thích bột mặn. Khi trẻ bị dị ứng với loại thức ăn này thì xem lại cách chế biến đã phù hợp chưa, bột có đặc quá không hay cho trẻ ăn ngay sau khi bú no rồi sau đó mới chuyển qua loại thức ăn khác. Các vấn đề có thể gặp phải khi cho trẻ ăn dặm như sau:

  • Trẻ giẫy giụa, chống đối không chịu ăn: Đổi thức ăn khác cho trẻ. Cho trẻ ăn xa bữa bú mẹ và cho trẻ ăn ít một.
  • Trẻ bị tiêu chảy: Nếu trẻ vẫn bú mẹ, không quấy khóc, sút cân thì vẫn cho trẻ ăn bình thường. Khi trẻ có các triệu chứng như quấy khóng, không chịu ăn, không bú mẹ, đi phân lỏng nhiều lần, lơ mơ, ngủ gà thì dừng khoảng một đến hai tháng. Sau đó tập cho trẻ ăn dặm lại từ đầu.
  • Trẻ dị ứng với trứng: Nên luộc trứng chín kỹ, không luộc trứng lòng đào.

     Mỗi bé sẽ có thể trạng và sức ăn khác nhau, nên chế độ dinh dưỡng cũng cần linh hoạt cho phù hợp. Để bé có thể phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn giàu năng lượng và đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé để đảm bảo nguồn sữa mẹ và chế độ ăn dặm phong phú cho bé. Để con bạn phát triển toàn diện hi vọng những chia sẻ trên, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sáu tháng tuổi.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop