Nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn ở trẻ em

Nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn ở trẻ emBiếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ. Vậy làm gì để khắc phục được tình trạng này?

Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển về tinh thần và thể chất của trẻ. Vậy làm gì để khắc phục được tình trạng này?

Nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn ở trẻ em

Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân gây nên

Nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ

Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp bao gồm:

  • Biếng ăn do bệnh lý: suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng, sốt, tiêu chảy…
  • Biếng ăn do tâm lý: Đây là nguyên nhân thường hay gặp và phổ biến. Nguyên nhân là do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ, không quan tâm đến việc trẻ ăn đủ chưa hay có thích món đó không mà ép trẻ ăn bằng mọi cách gây tâm lý sợ hãi cho trẻ khi đến bữa ăn. Biếng ăn tâm lý cũng có thể xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như: ngồi một chỗ ăn từ đầu cho đến cuối bữa, phải mang khăn ăn, quy định phải ăn xong bữa trong một thời gian cố định, không khí căng thẳng trong bữa ăn, nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào trong thức ăn.
  • Biếng ăn do thực đơn nhàm chán: thực đơn nhàm chán, ít thay đổi thường xuyên lặp lại cũng là một lý do gây nên tình trạng biếng ăn. Cho trẻ ăn đi ăn lại một loại thức ăn, mẹ chế biến các món ăn một cách đơn điệu, không kích thích được vị giác hay gây hứng thú cho trẻ.
  • Biếng ăn do sai lầm của mẹ trong chế biến thức ăn: Mẹ chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước rau mà không cho ăn bã dẫn đến tình trạng thiếu chất dinh dưỡng. Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến khi trẻ 2 -3 tuổi. Pha sữa bằng nước hầm xương hoặc nước cháo, pha bột vào sữa… làm cho trẻ khó tiêu hóa. Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm làm cho trẻ không nuốt được, dần dần chán ăn.
  • Biếng ăn sinh lý: Thông thường nhiều trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn, thường vào các khoảng thời điểm trẻ biết lẫy, ngồi, đứng hoặc tập đi… Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên biếng ăn trong vài ngày đến vài tuần sau đó trẻ ăn uống bình thường trở lại nếu cha mẹ không chú ý và có biện pháp khắc phục, trẻ sẽ  hình thành thói quen lười ăn.
  • Biếng ăn do trẻ dùng thuốc: Khi trẻ đang dùng thuốc trị bệnh đặc biệt là kháng sinh dễ gây tác dụng phụ làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn gây nên tỉnh trạng biếng ăn ở trẻ.
  • Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng 5% trẻ biếng ăn bẩm sinh.
  • Biếng ăn do tâm lý của cha mẹ: Cha mẹ thấy con ăn ít so với trẻ cùng tuổi thì nghĩ trẻ biếng ăn mặc dù cân nặng và chiều cao của trẻ vẫn bình thường.
  • Biếng ăn do cha mẹ cho trẻ ăn vặt: Có không ít cha mẹ nghĩ rằng ăn vặt sẽ bù lại dinh dưỡng chưa đủ trong các bữa ăn mà không hề biết rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn. Hầu hết các đồ ăn vặt yêu thích hiện nay của trẻ như khoai tây chiên, xúc xích… sẽ ảnh hưởng đến đường ruột non yếu của trẻ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa và gây suy giảm hệ miễn dịch.

Làm sao để biết trẻ biếng ăn?

Theo các giảng viên Trung cấp Hộ sinh Sài Gòn, trẻ được coi là biếng ăn khi có 2 trong những dấu hiệu dưới đây:

  • Trẻ không chịu ăn hết khẩu phần ăn hoặc bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.
  • Trẻ ăn ít hơn ½ khẩu phần ăn theo tuổi.
  • Trẻ ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nuốt.
  • Trẻ từ chối không chịu ăn, chạy trốn hoặc khóc lóc.
  • Trẻ có phản ứng nôn ọe khi nhìn thấy thức ăn. 
  • Trẻ không tăng cân liên tục trong vòng 3 tháng liền.

Nguyên nhân và cách khắc phục biếng ăn ở trẻ em

Biếng ăn sẽ gây nên tình trạng rối loạn tăng trưởng, còi xương suy dinh dưỡng

Trẻ biếng ăn sẽ gây nên hậu quả gì?

  • Trẻ thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng gây nên tình trạng rối loạn tăng trưởng, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng…
  • Trẻ biếng ăn dẫn đến thiếu chất, khả năng đề kháng giảm nghiêm trọng làm cho trẻ dễ mắc bệnh, mệt mỏi, ăn không ngon miệng làm trầm trọng hơn tình trạng biếng ăn.
  • Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ. Khi trẻ bị biếng ăn, trẻ thiếu hụt dinh dững ảnh hưởng đến sự hoạt động hiệu quả của não, giảm khả năng học tập, sa sút về mặt trí tuệ.
  • Trẻ do trẻ biếng ăn không đủ dinh dưỡng nên thường ủ rũ, mệt mỏi, không thích vận động, chơi đùa. Biếng ăn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý và tính cách của trẻ.

Nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

Thực hiện những kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ sau đây sẽ giúp các mẹ khắc phục được tình trạng biếng ăn ở trẻ.

  • Cha mẹ nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần cho trẻ từ trên 2 tuổi.
  • Dinh dưỡng hợp lý: đây là một trong những giải pháp hàng đầu. Thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm, tôn trọng sở thích của trẻ bằng cách cho trẻ ăn những món ăn trẻ thích, xen kẽ giữa món ăn mới và món ăn cũ. Lựa chọn đồ ăn và cách chế biến phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nên dùng thức ăn tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đông lạnh.
  • Đa dạng cách chế biến, trang trí món ăn thật đẹp, hấp dẫn.
  • Cho trẻ ăn nếu trẻ thấy đói, không ép trẻ ăn nếu trẻ không muốn, tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn, khuyến khích trẻ thật nhiều và khen ngợi trẻ khi cần.
  • Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên cho trẻ ăn những món mà trẻ yêu thích, nên chế biến thức ăn dạng lỏng, mềm hơn, cho bé uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ đang điều trị bệnh bằng kháng sinh có thể cho trẻ ăn thêm các bữa phụ bằng sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Khi trẻ bị biếng ăn sinh lý, nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn vặt vào trước giờ ăn, có thể cho trẻ ăn vặt bằng các thực phẩm có chất dinh dưỡng như sữa chua, phô mai, bánh flan, trái cây… không nên ăn đồ ăn vặt có nhiều chất phụ gia, chiên rán, nhiều dầu mỡ…
  • Cho trẻ vui chơi, vận đồng ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày để  trẻ có cảm giác đói và ngủ tốt.
  • Hỗ trợ thêm cho hệ tiêu hóa của trẻ.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop