Một vị bác sĩ giỏi luôn hết lòng phục vụ cho người bệnh bằng một trái tim tràn ngập tình yêu thương và đặt cái tâm lên hàng đầu.
Hành nghề Y hãy chăm sóc người bệnh bằng chính tình yêu và cái tâm của người bác sĩ
Hãy chăm sóc bệnh nhân bằng chính tâm tư tình cảm chân thật nhất
Bản thân em đã yêu thích và cảm thấy bản thân có đam mê với hoá học từ nhỏ, không chỉ yêu thích hoá học mà em còn muốn được phục vụ, chăm sóc người khác và để có thể chăm sóc được mọi người thì trước hết em cần phải có trái tim của một người nghệ sĩ, rót đầy trái tim của mình bằng những cảm xúc yêu thương. Chính vì thế em đã quyết tâm trở thành một nhân viên y tế và chọn Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là nơi chắp cánh ước mơ cho bản thân.
Ta chỉ có thể thật tâm trao yêu thương, phục vụ chăm sóc người khác hết mình khi “ly nước" trái tim được rót đầy xúc cảm tích cực. Nhưng để có khả năng và đủ tri thức phục vụ mọi người bài bản, đúng cách thì tâm trí như một nhà khoa học là không thể thiếu, bản thân em cần phải trau dồi kiến thức trên giảng đường đại học một cách thật nhiệt huyết và sâu sắc. Chính vì thế khi bước chân vào Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn em đã luôn ghi nhớ sâu sắc và tụ nhủ bản thân phải giữ cho mình một trái tim luôn tràn ngập tình yêu thương, hết lòng phục vụ người bệnh.
Để mọi người và đặc biệt là bệnh nhân cảm thấy gần gũi thì em cần phải chăm sóc họ bằng cả sự yêu thương thật tâm, sự yêu nghề và sự đồng cảm chân thật nhất; và cách tốt nhất để giúp mọi người cảm nhận được những điều đó, cảm nhận mình giống như được săn sóc từ chính những người thân trong gia đình mình thì sử dụng đôi bàn tay của một người thợ thủ công nhằm mục đích phục vụ cho họ là những gì em thấy mình cần và phải làm.Trở thành một người thợ thủ công đòi hỏi cả một quá trình, nó bỏ ra nhất nhiều thời gian cho sự rèn luyện, học hỏi và khổ luyện; không chỉ những điều đó mà sự năng khiếu khéo tay bẩm sinh quyết định hơn cả; bởi thế có được bàn tay của người thợ thủ công không phải là điều dễ dàng; nói đến chi là việc chăm sóc người khác bằng bàn tay như họ; ở đây sự say mê, lòng nhiệt huyết yêu nghề cháy bỏng là quyết định hơn cả.
Hãy truyền cho người bệnh sự lạc quan và luôn yêu đời trong mọi hoàn cảnh
Sự lạc quan là liều thuốc thần kì cho người bệnh
Không nhất thiết phải làm trong lĩnh vực bác sĩ, y tá hay điều dưỡng trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân mới có thể tận tình chăm sóc cho họ mà em nhận thấy trở thành một dược sĩ cũng có thể săn sóc giúp bệnh tình mọi người dần tốt hơn bằng cách gián tiếp bào chế ra những bài thuốc bằng kiến thức của một nhà khoa học. Bản thân chọn về lĩnh vực y tế, vì thế em luôn tự nhủ khi còn ngồi trên giảng đường Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cần phải có y đức trong nghề luôn truyền cho mọi người nhất là bệnh nhân “ virut" tích cực, đôi khi sự lạc quan là vị thuốc hiệu quả và thần kì nhất chữa lành mọi bệnh tật. Giám đốc nhà xuất bản Đại học y học Hiệp Hòa (TQ) Viên Chung đã có câu: “Làm trong ngành Y, không có tình yêu thương, thì chỉ nên gọi là mua bán", câu nói ấy rất có giá trị như một lời rằng dạy về ngành này. Nhiều khi người bệnh gửi gắm cả tính mạng cho mình, họ tin tưởng và chịu đựng đau đớn về thể xác nặng nề nhất; chữa trị cho họ là điều tất yết nhưng chữa trị mà thiếu cái tâm, thiếu sự thông cảm thì chỉ như là “ăn bánh trả tiền", nghe có thể hơi quá nhưng nhìn về mặt thực tiễn thì những trường hợp như thế xảy ra rất nhiều trong cuộc sống hiện nay, nhất là khi mà đồng tiền đang dần đi trước và thậm chí quan trọng hơn cả tình yêu thương, cảm thông chia sẻ. Nếu chỉ muốn kiếm lợi nhuận từ tính mạng người bệnh, kiếm lợi trên sự tinh tưởng của người khác thì em tự thấy không nên dấn thân vào lĩnh vực thiêng liêng, đòi hỏi nhiều sứ mệnh và trách nhiệm nặng nề này.
Ngành y tế không chỉ đòi hỏi kiến thức sâu rộng mà trước hết phải là đạo đức với nghề, niềm tin vào sự thánh thiện và sự yêu thương chân thành; giúp ích cho toàn nhân loại bằng “ly nước" rót đầy sự cảm xúc tích cực. Khi chữa bệnh, chăm sóc hay cả bào chữa thuốc cho người bệnh hãy nghĩ họ chính là những người thân trong gia đình mình; có như vậy thì em mới có sự cảm thông; từ đó, phục vụ bệnh nhân một cách tận tình nhất giúp học cảm thấy như được ở nhà và như được săn sóc từ chính những thành viên trong nhà. Nhiều khi điều đó giúp họ vơi đi sự đau đớn, lo lắng về bệnh tật và một phần cũng là một bài thuốc " lạc quan" hiệu nghiệm giúp cho bệnh tình trở nên tốt hơn và mau hồi phục hơn. Em nghĩ dù ta có làm gì, có giỏi như thế nào thì cái cốt lõi vẫn là quan trọng nhất, ta có thể không đủ năng lực, không đủ bản lĩnh để làm những điều lớn lao, đóng góp to lớn cho ngành nói chung cũng như cho bệnh nhân nói riêng; những điều đó thì thời gian và sự cần cù có thể trả lời được. Nhưng sự yêu nghề và y đức thì chỉ có bản thân chúng ta mới có thể trả lời được; nó cần cả một sự yêu người, yêu nghề một cách chân chính và xuất phát từ tận đáy lòng.