Nghề Y là một nghề vô cùng cao quý có tính chất cứu đời, cứu người. Đúng như câu mà Bác Hồ thường nói với chúng ta “Lương y như từ mẫu”, bởi khi làm nghề thầy thuốc bạn không chỉ cần có tài mà còn cần có cái tâm, cái đức.
Ý nghĩa sâu sắc của câu nói "Lương Y như từ mẫu"
Câu nói “Lương y như từ mẫu” nghĩa là gì?
Theo quan điểm của tôi, lương y là một người thầy thuốc chữa bệnh cho người khác, là người cứu đời, cứu người. Đã làm nghề thầy thuốc thì nên hiểu rằng chỉ cần một chút sai sót, sơ ý của mình có thể dẫn tới mất mạng của người khác, cướp đi sự sống của một người khỏe đang sống. Chính vì vậy, làm nghề thầy thuốc cần phải có tâm và có tài. Cái tâm để cống hiến hết mình có sự nghiệp y khoa, sự nghiệp cứu người, coi bệnh nhân lên trên tất cả.
Cái tài để có thể tìm kiếm, khám phá ra những phương pháp cứu chữa bệnh hiệu quả, luôn tìm tòi khám phá ra những phương thức mới, không ngừng học hỏi, trau dồi thêm kiến thức trong y học đề cao nâng cao tay nghề của mình, có như thế người bác sĩ, lương y không bị tụt hậu, thụt lùi theo thời cuộc, tự mình chinh phục những đỉnh núi cao trong y khoa.
Chính vì vậy, người làm nghề lương y được coi như từ mẫu có nghĩa là người mẹ hiền của người bệnh, là người mang tình thương trời biển bao la của mình cứu chữa cho tất cả bệnh nhân một cách công tâm, công bằng không vì lợi ích cá nhân nào cả. Đó mới là một vị lương y, bác sĩ đúng nghĩa, đáng trân trọng.
“Lương y như từ mẫu” – câu nói thể hiện tình cảm của người làm nghề Y
Các Y, bác sĩ dành cho bệnh nhân phải xuất phát từ tình người, từ cái tâm của người thầy thuốc phải hết lòng thương yêu bệnh nhân của mình, chăm sóc tận tâm, tỉ mỉ, cẩn trọng như một người mẹ hiền chăm sóc đứa con bé bỏng của mình. Người làm nghề lương y, bác sĩ cần phải hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của mình trước tính mạng sự sống của mỗi người bệnh. Chỉ cần người thầy thuốc, người bác sĩ đó lơ là, chủ quan hoặc vô cảm một chút là có thể dẫn tới án mạng, khiến cho người bệnh đó mất mạng ngay lập tức.
Dù trong thời kì xưa hay hiện đại bây giờ thì câu nói “Lương y như từ mẫu” là lời dạy đúng đắn của Bác Hồ tới tất cả đội ngũ cán bộ ngành Y Dược. Đồng thời muốn đề cao những người làm nghề lương y, bác sĩ, những người được cả xã hội gọi bằng một từ vô cùng kính trọng yêu mến “Thầy”. Chính vì vậy, mỗi người làm nghề lương y, thầy thuốc cần phải hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình mà sống sao cho xứng đáng với tên gọi mà xã hội đặt cho.
"Lương Y như từ mẫu" - câu nói thể hiện tình cảm của những người làm trong nghề Y
Mỗi ngày, người thầy thuốc, bác sĩ phải tiếp xúc, va chạm với rất nhiều bệnh nhân với những căn bệnh, vấn đề về sức khỏe khác nhau, những giọt nước mắt, những nỗi buồn của người bệnh sẽ khiến người thầy thuốc, người bác sĩ có lúc cảm thấy vô cùng căng thẳng, mệt mỏi. Họ thường xuyên chịu những áp lực vô hình trong công việc.
“Lương Y như từ mẫu” nhắc nhở thái độ ứng xử của các y, bác sĩ
Câu nói “Lương y như từ mẫu” là một câu nói nhằm nhắc nhở thái độ ứng xử của những người trong đội ngũ cán bộ ngành Y Dược nói chung và sinh viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nói riêng đối với người bệnh cần phải từ tốn, chân thành, chăm sóc tận tình chu đáo, chứ không phải có tiền thì mới chu đáo, còn không có tiền thì mặc kệ. Câu nói này là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang làm trong ngành Y Dược cần phải ý thức về vai trò và trách nhiệm của mình với những người bệnh.
Em hiện đang là sinh viên năm nhất của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Sau gần một năm học tập tại trường em cảm thấy đội ngũ giảng viên nhà trường giàu kinh nghiệm, trẻ trung, giảng rất dễ hiểu, tạo không khí lớp học thoải mái, sôi nổi. Cơ sở vật chất phòng học và phòng thực hành tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn được trang bị đầy đủ, hiện đại, phục vụ tốt cho quá trình học tập để em có đủ hành trang trở thành một Dược sĩ, đáp ứng đúng chỉ tiêu của ngành Dược.