Muốn trở thành người thầy thuốc giỏi cần có tấm lòng lương thiện

Muốn trở thành người thầy thuốc giỏi cần có tấm lòng lương thiệnTừ xưa tới nay, ngành Y là một ngành cao quý được mọi người tôn lên làm thầy bởi nó liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Chính vì vậy khi làm nghề này người thầy thuốc cần có tấm lòng lương thiện, đặt y đức lên hàng đầu.

Từ xưa tới nay, ngành Y là một ngành cao quý được mọi người tôn lên làm thầy bởi nó liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Chính vì vậy khi làm nghề này người thầy thuốc cần có tấm lòng lương thiện, đặt y đức lên hàng đầu.

Một người thầy thuốc giỏi cần có tấm lòng lương thiện

Một người thầy thuốc giỏi cần có tấm lòng lương thiện

Tại sao nói “Nhất Y nhì Dược”?

Trong xu thế hội nhập và mở cửa nền kinh tế như hiện nay thì có rất nhiều bạn chọn học các trường như: Du lịch, Ngoại thương, An ninh, Kiến trúc,...thì đa số các bạn sẽ nghĩ tới ngành Y Dược, và thế thì vẫn luôn có câu “Nhất Y Nhì Dược”.

“Nhất Y Nhì Dược” là một câu nói rất hay và nhiều người mỗi khi nghe thấy đều cho rằng nó vô cùng cao đẹp thể hiện sự trân trọng và cao quý của nghề y cũng như bốc thuốc cứu người nhưng ít ai biết được nguồn gốc của câu nói này lại xuất phát từ một cơ chế không mấy hay trong xã hội Việt Nam thời bao cấp. Tại sao nói “Nhất Y nhì Dược”?

Thứ nhất, xét về vị trí, vai trò của Y Dược trong đời sống xã hội: Con người là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, được kết hợp bởi trí lực và thể lực. Vậy nên chỉ có y tế mới có thể đảm bảo sức khỏe cho con người làm cho cuộc sống trở nên an toàn và chất lượng hơn.

Thứ hai, xét về cơ hội việc làm: Có thể nói Y Dược là nghề có cơ hội việc làm cao hơn so với các ngành khác trong xã hội. Hơn nữa 2 ngành này gắn liền với sức khỏe, tính mạng con người, được coi là một trong những ngành quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực ngành Y tế. Chẳng vì thế mà người Dược sĩ được ví như người nắm trong tay sức khỏe cộng đồng. Chính vì vậy, mà ngành Y Dược luôn được xã hội quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Thứ ba, xét về tính chất công việc: Đây là nghề không chỉ lao động bằng trình độ, trí óc mà phải lao động cả chân tay. Khối lượng công việc Dược Sĩ, Bác Sĩ  trong một ngày là rất lớn. Ngoài trình độ, kỹ năng chuyên môn thì phải thực sự có tính yêu nghề tâm huyết với nghề mới có thể bám trụ và gắn bó với công việc.

Tại sao lựa chọn ngành Y Dược?

Và cũng vì những lí do trên mà em đã quyết định chọn ngành Dược của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Trước hết là em yêu nghề và em cảm thấy nghề này có thể giúp một phần sức lực của bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển và em luôn có một mong ước chữa bệnh cho những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống và đặc biệt học ngành này em sẽ có những cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp ra trường.

Trước khi mà tôi bước chân vào học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thì tôi đã thi đại học Dược Hà Nội và Khoa Dược của trường đại học Thành Đô nhưng tôi đã bị trượt vì thiếu điểm.

Quyết tâm gắn bó với ngành Y Dược

Quyết tâm gắn bó với ngành Y Dược

Nhưng vì yêu nghề và sự cố gắng nỗ lực không từ bỏ cùng với những lời động viên của bố mẹ khuyên tôi năm sau thi lại nhưng trong suy nghĩ của bản thân một năm qua đi mình sẽ làm gì? và liệu mình có thất bại nữa không?. Trong lúc những cảm xúc đang không biết lựa chọn con đường phù hợp, băn khoăn không biết sẽ như thế nào thì đứa bất ngờ em họ tôi bảo: “Chị ơi bên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn họ đang tuyển sinh  kìa”. Ban đầu tôi cũng không thích khi nghe đến hai chữ Trường Cao Đẳng dường như đó là hệ đào tạo không được tốt cho lắm và tôi cũng không muốn học trường này lắm và có nhiều lời đồn đại  tai tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng nói rằng “Trường này lừa đảo”. Và khi tôi nhận được tin bạn của chị tôi đã học ở đây hai năm cho là ổn thì tôi đã lập tức tìm hiểu về ngôi trường này. Được sự động viên  chân thành của đứa em trai: “Chị ơi, có trường nào lừa họ lại cho mình học, cấp bằng cho mình  như vậy không? Và học tốt hay  giỏi tất cả cũng do mình cố gắng hay không thôi.

Làm trong ngành Y dược phải luôn mang trong mình chữ tâm

Là người con của ngành Y Dược luôn phải mang trong mình chữ “tâm” và luôn nhớ đến lời dạy của Bác Hồ đối với ngành Y Tế “Lương Y như từ mẫu” muốn trở thành một người Thầy thuốc hay Bác sĩ tốt cần phải có tấm lòng lương thiện thương yêu người bệnh tận tụy hết mình cứu chữa bệnh không ngại khó ngại khổ và phải có trình  độ chuyên môn cao, hiểu được tâm lý của người bệnh luôn luôn cư xử lễ phép với họ nỗ lực rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cũng như tác phong làm việc. Để sau này trở thành một bác sĩ, một dược sĩ giàu Y Đức, giàu Tâm Y và được mọi người kính nể!


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop