Người hành nghề Y Dược luôn luôn phải rèn luyện Y đức và nâng cao Y thuật

Người hành nghề Y Dược luôn phải rèn luyện Y đức-Y thuậtKhi mà nền y học ngày càng phát triển, ngoài rèn luyện y thuật thì y đức của người thầy thuốc càng phải được chú trọng và phải được trau dồi liên tục.

Khi mà nền y học ngày càng phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học hiện đại vào việc khám và chữa bệnh cho con người, ngoài rèn luyện y thuật thì y đức của người thầy thuốc càng phải được chú trọng.

Người hành nghề Y Dược luôn phải rèn luyện Y Đức và nâng cao y thuật

Người hành nghề Y Dược luôn phải rèn luyện Y Đức và nâng cao y thuật

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy phục vụ, hết lòng yêu thương chăm sóc người bệnh, thương yêu người bệnh như người thân, coi nỗi đau của người bệnh là nỗi đau của chính mình... Chính vì vậy, “Sâu Y lý – giỏi y thuật – giàu y đức” là phương châm cần có của một người thầy thuốc. Đây là một yêu cầu thực tế và rất cần thiết vì người thầy thuốc khi giàu lòng yêu thương bệnh nhân sẽ giúp bệnh nhân an tâm, bớt lo lắng từ đó người bệnh luôn giữ tinh thần lạc quan, yêu đời và có ý chí cùng bác sĩ chiến đấu lại bệnh tật dù là bệnh nhẹ hay nặng. Và khi người thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng của con người, tử sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định thì y thuật phải giỏi, tay nghề phải cao. Nghề y là một nghề mà khi có một sai phạm dù nhỏ cũng có thể gây tác hại lớn đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng. Nên người thầy thuốc phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Có tài thì mới thực hiện thành công việc chuyển hóa cái đức thành lợi ích cho người bệnh.

Người thầy thuốc luôn phải chủ động nghiên cứu khoa học – đó là mục tiêu của “sâu y lý”, luôn phải học hỏi, tìm tòi để tìm ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất cho bệnh nhân. Học phải đi đôi với hành – đó là “giỏi y thuật”, có như vậy tay nghề chuyên môn ngày càng giỏi. Y thuật chính là kỹ năng, là tác nghiệp, là thực hành. Có như vậy nền y học nước nhà mới theo kịp nền y tế tiên tiến thế giới giúp người bệnh chữa trị hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất.  Nếu người thầy thuốc không hội đủ y lý và y thuật thì khó lòng mà cứu chữa được người bệnh vì “lực bất tòng tâm”. Vì thế, việc nâng cao y đức trước tiên cũng chính là việc nâng cao tay nghề. Người thầy thuốc phải hội tụ đủ Tài và Đức. Khi xác định đã theo ngành y là bản thân em đã tự nhận thức nghề thầy thuốc là một nghề cao quý. Luôn tâm niệm rằng, bằng y đức và kiến thức của mình học tại ngôi trường mình đã chọn để góp phần năng lực của mình cứu chữa nhân dân, giúp đẩy lùi và ngăn chặn được nhiều bệnh dịch. Và qua tìm hiểu thực tế cũng như lời khuyên của các anh chị khóa trước – những người hiện tại đã có tay nghề vững vàng trong ngành y, tôi đã tìm hiểu đến Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Nơi mà truyền dạy cho sinh viên lòng yêu nghề, có đạo đức, trách nhiệm, tình yêu thương đối với người bệnh.

Sinh viên cần thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Sinh viên cần thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

Được các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy giúp chuyên môn của sinh viên được sâu rộng, kèm theo  đó nhà trường còn có các cơ sở, thiết bị thực hành hiện đại giúp sinh viên được thực hành kỹ năng, tay nghề ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, môi trường học tập tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn rất sôi nổi, năng động, sáng tạo còn giúp sinh viên phát triển thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống ( làm việc theo nhóm, tham gia các phong trào tương thân tương ái, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng, ...) .

 Vì vậy, bản thân tôi sẽ luôn tự nhủ phải cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng y đức hàng ngày ngay khi còn đang học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để hình ảnh người thầy thuốc luôn đẹp mãi trong lòng nhân dân và để y đức luôn là niềm tự hào của ngành y.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop