Những nỗi lòng chỉ những người cùng làm trong ngành Y Dược mới thấu hiểu

Những nỗi lòng chỉ ai làm trong ngành Y Dược mới thấu hiểuNhìn bề ngoài, ngành Y Dược được coi là nghề cao quý và được tôn trọng. Nhưng để có được những điều đó, đâu ai biết rằng họ đã phải hy sinh rất nhiều thứ.

Nhìn bề ngoài, ngành Y Dược được coi là ngành nghề cao quý và được mọi người tôn trọng. Nhưng để có được những điều đó, đâu ai biết rằng họ đã phải hy sinh rất nhiều thứ và chỉ những người làm trong nghề mới thấu hiểu được

Những người trong ngành Y Dược phải hy sinh nhiều thứ

Những người trong ngành Y Dược phải hy sinh nhiều thứ

Cuộc sống này vốn rất kì diệu, tất cả những người ta gặp trên đời dù là thoáng qua hay thành tri kỉ thì cũng là những người ta nên gặp, những chuyện ta gặp phải hàng ngày đều là lẽ hiển nhiên nên đừng vì một câu nói vu vơ mà đắm chìm trong ảo mộng hay tại một cơn mưa bất chợt mà ôm nỗi bực tức vào người. Sẽ có rất nhiều khi, đối mặt với hiện thực này ai cũng có lúc không vừa ý nhưng “gặp lúc sa cơ đừng bi lụy, trời sinh ra ta ắt có chỗ để dùng”. Nói như vậy không phải hướng con người đến những quan niệm của chủ nghĩa duy tâm không có thực mà để chúng ta lạc quan hơn trong cuộc sống, chỉ cần sống có ước mơ, hành động quyết liệt và lao động chân chính thì sẽ ắt sẽ trở thành người có ích cho xã hội. 23 tuổi tôi vẫn đang loay hoay tìm cho mình một công việc yêu thích có thể làm mình vui từ 8h sáng đến 8h tối và 12 giờ đồng hồ còn lại dành cho một giấc mơ về những hoài bão lớn hơn trong tương lai. Cho đến những ngày đầu tiên được tiếp xúc với lĩnh vực này tôi mới thực sự cảm nhận được nhiệt huyết theo đuổi, có niềm tin vào bản thân. Bén duyên với  nghề một cách hết sức tình cờ và cũng không có sự tính toán trước. Cảm giác như sống hơn 20 năm trên đời thì giờ phút này mình mới bắt đầu cầm bút tô màu cho cuộc sống vậy.

 Có người nói:

“Người làm việc với đôi bàn tay là một thợ thủ công,

Người làm việc với tâm trí là một nhà khoa học,

Người làm việc với trái tim là một nghệ sĩ,

Nhưng người làm bằng tay, tâm trí, trái tim và cả sự hi sinh thì đó chính là những người làm trong lĩnh vực Y tế”.

Vâng, cái duyên nghề nghiệp tôi đang muốn nói đến ở đây chính là việc trở thành một nhân viên Y tế -  Dược sĩ tương lai. Tốt nghiệp đại học với ngành nghề mình không yêu thích, sau khi lãng phí 4 năm tuổi trẻ, tôi vẫn không nhận ra mình thực sự muốn làm gì trong 3 phần quãng đời còn lại. Mất 1 năm sau khi tốt nghiệp, đã đi làm một số các công việc làm thêm khác nhau, tiếp xúc với nhiều người ở nhiều ngành nghề, tôi dần cảm thấy mình có hứng thú tìm hiểu về ngành Dược và bởi họ thực sự cho tôi cảm nhận đây là một nghề cao quý và đẹp đẽ. Do đó tôi quyết định học ngành Dược tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Những người làm ngành Dược nói riêng và các nhân viên Y tế nói chung, họ đang âm thầm cống hiến cả tuổi trẻ, sức lực, tâm huyết, đạo đức để giúp đỡ mọi người. Bên cạnh đó người thân, gia đình của họ cũng phải cố gắng gấp đôi, gấp ba để trở thành một nửa hậu phương vững chắc. Tôi đã từng tận mắt chứng kiến cuộc sống của gia đình một bác sĩ nay đã gần 50 tuổi, sáng 6 giờ đi ra khỏi nhà, 21 giờ tối về đến nhà ăn tối xong lại ngồi vào bàn học bài đến 1 giờ sáng. Ngày nào cũng như ngày nào, còn không có thời gian để ngồi nhâm nhi một ly trà đá vỉa hè chứ đừng nói đến những thứ “xa xỉ” khác như các bữa nhậu bia hơi bình dân cuối tuần. Còn người vợ ngần ấy năm trời một mình vừa đi làm, chăm sóc, lo lắng cho con cái học hành, chu toàn 2 bên nội, ngoại. Vậy cái mà người bác sĩ đó đã bỏ ra là gì? Là tuổi trẻ, là đôi bàn tay cần mẫn, là một trái tim trọn vẹn cho đam mê nghề nghiệp, và sự hi sinh âm thầm của người vợ, của những người con bị san sẻ bớt một phần tình yêu.

Những người Dược sĩ luôn phải cập nhật kiến thức và học hỏi lẫn nhau

Những người Dược sĩ luôn phải cập nhật kiến thức và học hỏi lẫn nhau

Hay những Dược sĩ của chúng tôi, họ vẫn hàng ngày, hàng giờ cập nhật kiến thức, chia sẻ học hỏi lẫn nhau qua kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày từ mọi miền tổ quốc để “ bán thuốc có tâm” tư vấn hiệu quả giúp đồng bào phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí.

Còn những người y tá, điều dưỡng; họ là những người trực tiếp theo dõi, chăm sóc bệnh nhân mà có đôi khi, con họ còn phải gửi người khác chăm nom, gia đình họ cũng chưa thể làm tròn bổn phận. Ấy vậy mà vẫn hết lòng với nghề, tận tình, chu đáo.

Đã có rất nhiều những câu chuyện có thật được chia sẻ trên các trang mạng xã hội để lại ấn tượng sâu sắc với tôi về nghề nghiệp cao quý này như một chia sẻ ngắn:

 “Năm thứ 5 đại học, đi trực một mình ở cấp cứu viện nhiệt đới, chị bác sĩ nội trú đang chuẩn bị mở khí quản cho bệnh nhân uốn ván thì bệnh nhân giường chéo bên trở nặng.

Các bác sĩ và nhân viên y tế khác ngay lập tức đến cấp cứu cho bệnh nhân, còn chị hét lên mắng mình phải tập trung vào công việc đang làm vì thấy mình lơ đãng nhìn sang bên ấy.

Mình cùng chị vừa hoàn thành xong thủ thuật thì bệnh nhân trở nặng cũng bắt đầu được sốc điện khử rung, bệnh nhân đêm ấy không may mắn như trên phim thường chiếu.

Sáng hôm sau thay đồ, nghe các chị điều dưỡng nói chuyện, mình mới biết bệnh nhân tử vong khi ấy là ông nội của chị bác sĩ nội trú kia”

Có trải qua, có tìm hiểu mới thấy được nỗi lòng của đội ngũ Y tế. Mặc dù bên cạnh đó vẫn còn một số mặt tối còn hạn chế nhưng dẫu thế thì tôi vẫn thấy tự hào về ngành nghề, về bản thân đang và sẽ trở thành người chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Để gửi gắm niềm tin, tình yêu về ước muốn trở thành nhân viên Y tế, tôi đã chọn Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để theo học bởi đây được đánh giá là địa chỉ đào tạo có uy tín. Trong quá trình theo học tôi nhận thấy trường có quy chế đào tạo rõ ràng, hiệu quả; giảng viên trẻ tuổi nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc của học viên, luôn cập nhật những kiến thức mới nhất và bổ sung các kiến thức sâu rộng để truyền đạt cho học viên. Cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại. Học viên như tôi cảm thấy rất yên tâm.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop