Từ xưa đến nay những người làm trong ngành Y Dược vẫn luôn được biết ơn và tôn vinh họ như những người “thầy”. Chắc hẳn những ai làm trong ngành này cùng đều luôn ghi nhớ lời dạy mang ý nghĩa to lớn của Bác – “Lương y như từ mẫu”.
Lời dạy "Lương y như từ mẫu" của Bác Hồ mang ý nghĩa to lớn
Lời dạy “Lương y như từ mẫu” từ xa xưa của Bác Hồ
Từ xa xưa nhân dân ta vẫn luôn biết ơn và tôn vinh họ lên thành những người "thầy" đó là nghề y và nghề giáo. Vì là một thầy thuốc tương lai, là một phần của ngành y học nước nhà nên em chưa bao giờ quên lời mà Bác Hồ từng dặn dò: "Lương y phải như từ mẫu".
Để hiểu rõ câu nói "lương y như từ mẫu " thì trước hết chúng ta sẽ làm rõ hai chữ "Lương y" là gì? Có lẽ nếu chưa từng làm bác sĩ bạn sẽ khó có thể hình dung và tưởng tượng nổi để có thể trở thành một y sĩ giỏi họ đã phải học hành chăm chỉ ra sao, phải khổ luyện như nào để có thể trở thành những y sĩ tiêu biểu của ngày hôm nay. Vậy tại sao họ lại phải khổ luyện như vậy? Ắt chính là từ tâm của họ với cái nghề, họ ý thức được tính mạng con người quan trọng thế nào, và mỗi một quyết định mà bản thân họ đưa ra có ảnh hưởng lớn như nào đến bệnh nhân và gia đình.
Lương y là chỉ những người thầy tài hoa vậy khi nó được so sánh với "từ mẫu" thì ắt hẳn người đời rất coi trọng họ. Tức là những y sĩ đó có một tình thương vô bờ cho những người bệnh của mình. Coi họ như những người thân trong gia đình tận tình chữa trị. Cũng bởi vậy người đời không chỉ coi trọng mà luôn biết ơn những con người này.
“Lương y như từ mẫu” đức tính cần có của người thầy thuốc
Vậy theo luận điểm trên rốt cuộc câu nói này có đúng hay không? Chắc chắn là đúng rồi vì nó đề cao y đức của một bác sĩ. Mà nói đi cũng phải nói lại y sĩ có chuyên tâm với nghề hay không một phần cũng là do ý thức của người bệnh. Đối với một y sĩ họ hàng ngày phải đối mặt với biết bao áp lực, những mong chờ của người bệnh, những bất an hy vọng của gia đình bệnh nhân, họ phải không ngừng nỗ lực để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bởi mỗi một quyết định của họ sẽ thay đổi vận mệnh của cả người bệnh và gia đình. Vì thế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường những con người đã chọn ngành này đều tự ý thức rằng phải nỗ lực, nỗ lực thật nhiều vì mai sau bản thân sẽ gánh vác một trách nhiệm vô cùng to lớn. Cuộc đời ai chẳng mắc những sai lầm nhưng đối với họ một trong những ngành nghề liên quan đến sinh sát họ tuyệt đối phải giữ cho bản thân một tâm lí vững vàng, bất cứ một hành động sai trái nào đều sẽ bị lên án. Biết là áp lực vô cùng tận nhưng đổi lại người đời lại coi trọng tôn sùng họ hết mực. Thôi thì có người dân ủng hộ thì những lương y cũng có chút gọi an ủi.
Tuy nhiên, nhiều người có tài muốn tham gia ngành y, muốn làm thầy thuốc không phải vì mục tiêu cao quý là cứu người, cứu đời mà vì ngành này hiện đang là nghề nghiệp dễ kiếm tiền, có thể mang lại mức thu nhập khấm khá và cuộc sống sung túc cho người thấy thuốc, bác sĩ.
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng chú ý đến sức khoẻ của bản thân. Và đặc biệt, việc phát triển của các chất hoá học, các loại hoóc môn cũng khiến cho con người ngày nay mắc nhiều loại bệnh hơn. Vì thế việc các bệnh viện quá tải là không thể tránh khỏi. Vì thế đã phát sinh ra hiện tượng nhận phong bì trong ngành Y hiện nay. Một phần cũng là do người bệnh. Nhưng phần lớn là do một số y, bác sĩ không làm đúng theo quy tắc của ngành y tế.
"Lương y như từ mẫu" đức tính cần có của người thầy thuốc
Lời dạy “Lương y như từ mẫu” hiện nay có còn đúng không?
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y, bác sĩ bị ma lực đồng tiền chi phối khiến y đức ngày càng mai một. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi thiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc.
Trong quá khứ, có Hải Thượng Lãn Ông là tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật của y học cổ truyền Việt Nam. Ông kịch liệt phê phán những người lợi dụng ngành y để mưu lợi. Suốt đời Hải Thượng Lãn Ông tận tụy với người bệnh, không quản đêm hôm mưa gió, đường sá xa xôi cách trở hay khi bản thân đang mệt mỏi, ốm đau..., ông đều đến tận nơi, xem bệnh cụ thể rồi mới cho thuốc. Hải Thượng Lãn Ông là hiện thân của một nhân cách lớn về tấm lòng cương trực, chí khí thanh cao, không màng công danh, phú quý, không nịnh hót kẻ giàu sang “Ngay cả khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi chớ có mưu cầu quà cáp, vì nhận quà của người ta thường sinh ra nể nang huống hồ đối với kẻ giàu sang tính khí thất thường, mình cầu cạnh dễ bị khinh thường”. “Nghề thuốc là thanh cao nên phải giữ phẩm chất cho trong sạch”.
Thời hiện đại, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo cao nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn dạy sinh viên “Lương y như từ mẫu”
Là một sinh viên trong ngành và đang học tập trong ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là ngôi trương uy tín hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo Y tế, có môi trường học tập tích cực, thân thiện mang tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, ngôi trường là nơi đào tạo những sinh viên đầy hoài bão và mơ ước như tôi, trở thành một người thầy thuốc, một y sĩ tương lai, giỏi y thuật, giàu y đức, thực hiện đúng như lời dạy của Bác: “Lương y như từ mẫu”. Khi học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tôi có thể tham gia các tổ đội Tình nguyện, từ thiện ở bệnh viên, làm trong đội hiến máu bới công việc chính của họ mai sau là chăm sóc sức khỏe người bệnh. Những lần đi cọ sát thực tế như này, tôi sẽ có cơ hội đến các bệnh viện, trò chuyện và giúp đỡ những người bệnh. Đây là cơ hội tốt giúp tôi dần hình thành kĩ năng lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu quan tâm người khác.