Tôi chọn Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để thực hiện ước mơ làm thầy thuốc

5 Lý Do Vì sao tôi chọn Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn?Những lý do khiến tôi lựa chọn Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để thực hiện ước mơ trở thành cán bộ ngành Y tế. Tôi đã không nhầm khi lựa chọn ngôi trường này.

"Sâu y lý - giỏi y thuật - giàu y đức " là thứ rất cần thiết và cần có của một người thầy thuốc.

Nghề Y có vai trò rất quan trọng đối với con người

Nghề Y có vai trò rất quan trọng đối với con người

Nghề Y đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết

Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y dược, nó đi liền với sự xuất hiện con người và chắc chắn sẽ tồn tại cho đến khi không còn sự sống của loài người trên trái đất này. Cũng không có nghề nào như nghề y dược mà một lỗi lầm hay một thiếu sót dù nhỏ lại có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khỏe và thậm chí đến tính mạng của con người, mà người người mắc lỗi có khi không còn cơ hội sửa chữa, khắc phục được nữa. Đã từ lâu, người ta đã coi nghề y dược là một nghề quan trọng, đặc biệt, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai nòi giống, đến sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Chính vì vị trí đặc biệt của ngành Y, mà hàng ngàn năm trước Công nguyên, lúc xã hội còn phụ thuộc vào thần quyền, tôn giáo, cả dưới các chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản, loài người từ Đông sang Tây đã nêu cao vấn đề y đức. Những lời thơ dân gian, những đạo luật, những điều thuyết giảng trong tôn giáo, những phần thưởng và hình phạt, những điều răn trong triết học và những lời thề của thầy thuốc, những lời dạy của các bậc danh y, những tiêu chuẩn, quy chế và luật pháp về y đức trong hành nghề y, dược… đã được sử dụng trong các thời đại khác nhau để giáo dục và bảo đảm giữ gìn đạo đức người thầy thuốc.

Ở Việt Nam, các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đã có những di huấn về y đức quý báu để lại. Hơn 200 năm trước đây, ở nước ta, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người: Sống chết trong tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”. Ông đã nêu lên chín điều răn dạy rất cụ thể và sâu sắc mà thầy thuốc thường gặp, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Cố giáo sư Hồ Đắc Di, một trong những thầy thuốc tiêu biểu của ngành Y tế Việt Nam đã nói với nhiều lớp học viên ngành y: “Trong mọi nghề, có lẽ nghề thầy thuốc và nghề thầy giáo là hai nghề cao thượng nhất: Một mang lại sự sống, một mang lại trí tuệ. Cả hai đều đòi hỏi lương tâm trong sáng”.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta

Tiếp nối truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, trên cương vị là lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hóa lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh các cán bộ nhân viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đặc biệt coi trọng việc trau dồi, rèn luyện y đức – đạo đức của người thầy thuốc, người cán bộ y tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về đạo đức. Nếu như mọi người đều có thể tìm thấy trong di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh những quan điểm, tư tưởng đạo đức phù hợp với mình thì cán bộ, nhân viên ngành y, nhận rõ điều đó nhất. Có thể nói, sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, đạo đức ngành Y được Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành Y danh hiệu cao quý và đẹp đẽ nhất: “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”. Đây chính là yêu cầu Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của các bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong những bức thư gửi Trường Quân y năm 1946, Hội nghị Quân y năm 1948, Trường y tá Liên khu I năm 1949, Hội nghị Y tế toàn quốc năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương, lòng bác ái, hy sinh, sự tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập tiến bộ và ý thức kỷ luật của cán bộ, nhân viên ngành Y.

Cùng với tư tưởng về y đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 2-1955: “Cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng”.

Nghề thầy thuốc được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống cho mọi người

Trong tình thương yêu, có lẽ không có tình thương yêu nào đầm ấm, sâu sắc bằng tình thương của người mẹ. Trong cuộc sống, không có mối tình nào so sánh được với tình mẫu tử. Người thầy thuốc tận tâm, tận lực cứu sống những người bệnh thập tử nhất sinh cũng được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống cho họ.

Từ tấm lòng lương y như từ mẫu mà nảy sinh ra những đức tính cần thiết của người cán bộ y tế như niềm nở, dịu dàng trong tiếp xúc, tận tình, cẩn trọng, chu đáo khi chăm sóc, ân cần, tỉ mỉ lúc dặn dò và trong những trường hợp khó khăn, nguy kịch thì sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, hy sinh, quên mình để làm tròn phận sự cứu người. Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc tránh được những thói xấu như cầu lợi, kể công, phân biệt đối xử giữa giàu, nghèo, sang, hèn, hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc, qua loa, tắc trách trong phục vụ, đố kỵ, kèn cựa với đồng nghiệp… “Thầy thuốc như mẹ hiền” là cốt lõi của đạo đức ngành y.

 Điều làm cho những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức thuyết phục và sức cảm hóa rất mạnh là vì Người đã nêu tấm gương sáng chói nhất trong lịch sử nước ta về lòng thương yêu vô hạn đối với nhân dân, về đức hy sinh cao cả, hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, mưu độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Đó là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người Bộ trưởng Y tế đáng kính, chỗ nào có dịch, có bệnh là Ông tìm đến. Phạm Ngọc Thạch đã vượt qua bom đạn, rừng núi vào tận chiến trường với quyết tâm tìm ra phương thức, cách chữa đạt hiệu quả cao đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam và Ông đã hy sinh trên chiến trường ngày 7/11/1968 trong khi thực hiện sứ mệnh cao cả đó. Đó là Giáo sư Tôn Thất Tùng với hai “bàn tay vàng” đã cứu sống biết bao nhiêu người, bằng phương pháp mổ gan không chảy máu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là Giáo sư Đặng Văn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ở nước ta thời chống Pháp và chống Mỹ. Không chỉ bộ trưởng, giáo sư nổi tiếng mới thấm nhuần và hành động theo tư tưởng y đức Chủ tịch Hồ Chí Minh mà trong y tá, hộ lý cũng xuất hiện những người tiêu biểu về y đức, được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi nhận, khen ngợi.

 Trên cơ sở học tập, quán triệt tư tưởng “Thầy thuốc như mẹ hiền”, từ kinh nghiệm phục vụ ở các cơ sở khám, chữa bệnh, cố Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đã nêu lên ba yêu cầu ngắn gọn, để cán bộ, nhân viên dễ nhớ, dễ làm theo là:

 - Đến, tiếp đón niềm nở,

 - Ở, chăm sóc tận tình

 - Đi, dặn dò ân cần.

Có thể nói những qui định về y đức nêu trên được dư luận trong ngành và cả nước ủng hộ. Những điều quy định đó đã giúp cho việc giáo dục, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, cũng như cổ vũ phong trào thi đua phấn đấu trở thành những cán bộ, nhân viên, học sinh ưu tú… ở các cơ sở y, dược, các trường đào tạo của ngành.

Nhân viên ngành Y tế nâng cao trách nhiệm và y đức

Nhân viên ngành Y tế nâng cao trách nhiệm và y đức

Nhân viên ngành Y tế nâng cao trách nhiệm và y đức

Đi đôi với những nội dung về y đức đã được cụ thể hóa thành các tiêu chuẩn của người cán bộ y tế, ngành Y tế còn xây dựng các điều lệ, chức trách, chế độ, quy trình kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng… cho các cơ sở điều trị, phòng bệnh, sản xuất và phân phối thuốc. Việc Nhà nước ban hành các điều luật và các văn bản dưới luật về bảo vệ sức khỏe, về môi trường, về hành nghề y, dược đã tạo cơ sở để cán bộ, nhân viên ngành Y tế nâng cao trách nhiệm và y đức.

Nghề Y là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh, những người thầy thuốc phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức mới thực hiện được lời dạy của Bác. Đối với cán bộ y tế cả nước nói chung và cán bộ nhân viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nói riêng, tư tưởng của Bác về y đức vừa là hệ thống lý luận gắn liền với thực tiễn dễ đi vào lòng người, rất dễ nhớ, dễ làm đồng thời còn là những lời dạy bảo thân thương, chân tình mà mỗi người đều thấm nhuần. Vì vậy, trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện nay, mỗi cán bộ y tế cần phải nghiên cứu vận dụng y đức vào từng vị trí công tác của mình để tạo điều kiện hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, đó chính là thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, thực hiện lời dạy bảo đồng thời cũng là mệnh lệnh thiêng liêng xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng tôn kính đối với Bác Hồ, vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nơi tôi trao niềm tin cùng sự cố gắng của mình, trường có các giáo viên giỏi, luôn tận tâm với nghề thầy thuốc chữa bệnh của mình. Trong vài tháng mới vào trường, tôi được giúp đỡ rất nhiều trong học tập cũng như thực hành. Các Thầy Cô nhà trường luôn chỉ dạy tỉ mỉ và tận tâm, truyền đạt hết tất cả những kiến thức cần thiết trong ngành để chúng tôi hiểu, về tính chất công việc mình làm trong tương lai. Cũng giống như châm ngôn của trường: “Sâu Y Lý – Giỏi Y Thuật – Giàu Y Đức”, tôi sẽ cố gắng để không phụ lòng Thầy Cô, gia đình đã tin tưởng vào tôi và đến ngày hôm nay tôi thật sự cảm thấy vinh dự, tự hào khi là sinh viên của nhà trường.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop