Người thầy thuốc làm việc phải cần có cái tâm và cái tài. Có tâm để cống hiến hết mình cho sự nghiệp y khoa, cho sự nghiệp cứu người. Cái tài để có thể tìm kiếm khám phá ra những phương pháp cứu chữa bệnh hiệu quả. Có như thế mới không bị tụt hậu, thụt lùi theo thời cuộc, tự mình chinh phục những đỉnh núi cao trong y khoa.
Thầy thuốc phải lả người vừa có tâm vừa có tài
Người làm Y Dược cần có cả tâm và tài
Từ xa xưa, nghề thuốc đã là nghề mà được nhân dân ta quý trọng và yêu mến. Bác Hồ đã nói “Lương y như từ mẫu” vậy lương y như từ mẫu nghĩa là gì? Theo như chúng ta có thể hiểu rằng lương y là một nghề thuốc, một người thầy thuốc làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, cứu đời. Đã làm trong nghề thuốc thì nên hiểu rằng chỉ cần một chút sai sót, sơ ý của mình mà có thể làm mất mạng của người khác, cướp đi sự sống của một con người đang sống khỏe mạnh. Chính vì vậy người thầy thuốc làm việc phải cần có cái tâm và cái tài. Có tâm để cống hiến hết mình cho sự nghiệp y khoa, cho sự nghiệp cứu người, coi bệnh nhân lên trên tất cả. Cái tài để có thể tìm kiếm khám phá ra những phương pháp cứu chữa bệnh hiệu quả, luôn tìm tòi khám phá ra phương thức mới, không ngừng học hỏi, trảu rồi thêm kiến thức trong y học đề cao tay nghề của mình. Có như thế người bác sĩ, lương y mới không bị tụt hậu, thụt lùi theo thời cuộc, tự mình chinh phục những đỉnh núi cao trong y khoa.
Người ta nói “Nhất y nhì dược” câu nói đó đã được thể hiện lên và nói lên dược sự đề cao ngành y dược trong cuộc sống, đó là cái nghề cao quá nhất của con người. Chính vì vậy, người làm nghề lương y được coi như là từ mẫu có nghĩa là người mẹ hiền lành của những người bệnh, là người mang tình thương bao la trời biển của mình cứu chữa cho tất cả các bệnh nhân một cách công tâm, công bằng không vì lợi ích cá nhân nào cả mà chữa bệnh cho mọi người. Đó mới thực sự là một vị lương y, một vị cán bộ y tế đúng nghĩa và đáng được trân trọng. Câu nói đã thể hiện lên tình cảm của một người cán bộ y tế đối với bệnh nhân phải tận tình, chu đáo, chăm sóc cho họ như chính những người thân ruột thịt của mình. Chính vì vậy người thầy thuốc phải hiểu rõ vai trò và tránh nhiệm của mình trong xã hội mà không được lơ là chủ quan trong công việc.
Trách nhiệm và vai trò của người thầy thuốc
Mỗi ngày người thầy thuốc, bác sĩ phải tiếp xúc với biết bao bệnh nhân và các loại bệnh khác nhau. Những người bác sĩ cần phải có tâm, phẩm chất đạo đức, tấm lòng yêu thương con người thì mới có thể tiến cao trong sự nghiệp cứu người. Trong xã hội ngày nay khi nhu cầu con người cao hơn, khoa học công nghệ tốt, thì việc chăm sóc sức khỏe lại càng được nâng cao hơn. Chính vì vậy nghề thầy thuốc đang là một nghề hot trong xã hội và thu hút được rất nhiều nhân tài tham gia.
Câu nói “Lương y như từ mẫu” là câu nói hoàn toàn đúng nó nhằm nhắc nhở thái độ ứng xử của những người làm nghề thuốc, bác sĩ đối với người bệnh cần phải từ tốn, trân thành, cần chăm sóc cho họ tận tình chu đáo. Câu nói này là lờ cảnh tỉnh cho những người trong ngành y hãy ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình đối với những người bệnh.
Người làm nghề Y phải luôn ý thức được vai trò trách nhiệm của mình
Ngôi trường nuôi dưỡng ước mơ
Là một sinh viên đang còn trên ghế Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, em tự nhận thấy mình cần phải học tập và vươn lên để có thể đạt được mơ ước của bản thân. Và có thể cứu giúp được cho mọi người sau này. Nơi đây có những người thầy, người cô đang từng ngày giúp đỡ cho em để cho con đường tới ước mơ của mình gần hơn. Thầy cô Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn luôn tận tình chỉ bảo cho chúng em mỗi giờ lên lớp. Ngoài giờ học khi có những thắc mắc thầy cô vẫn sẵn sàng giải đáp cho chúng em. Thầy cô là những người lái đò đưa chúng em qua sông, đến với bến bờ tri thức và thành công của ước mơ. Đưa chúng em tới gần hơn với chính ước mơ của bản thân. Chính vì vậy em tự hứa sẽ cố gắng học tập, để không phụ công thầy cô Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã dạy dỗ em, không phụ lòng mong chờ của bố mẹ. Và hơn hết là thực hiện được ước mơ của mình.