Tốt nghiệp cử nhân Đại học y tôi không chọn trở thành bác sĩ mà ứng tuyển vào vị trí giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để truyền tải kiến thức của mình.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nơi tôi cống hiến những đam mê
Học ngành Y dược nhưng chọn trở thành giảng viên
Ước mơ trở thành bác sĩ của tôi không biết có từ bao giờ. Ở quê tôi, với cuộc sống nghèo khổ, hay sự thiếu thốn về mặt y học nói chung nên người dân ao ước có một cuộc sống tốt đẹp hơn và sung túc hơn. Người ta nghĩ nghề bác sĩ có thể đảm bảo tất cả những điều đó. Có lẽ ý nghĩ trở thành bác sĩ của tôi cũng xuất phát từ ấy. Nhưng càng lớn càng gần với con đường trở thành một thầy thuốc thì tôi cảm thấy nó lắm chông gai, khó khăn gian khổ hơn tôi nghĩ nhiều quả thật trong mắt của trẻ con mọi thứ luôn tốt đẹp.
Trên hành trình để chinh phục sự thành công là sự đánh đổi, bỏ ra bao mồ hôi nước mắt bao tâm huyết và cả sự cố gắng không ngừng nghỉ như nhà tiểu thuyết người Ý từng nói:” Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải điểm đến”. Trên hành trình chinh phục danh hiệu bác sĩ càng là một điều khó khăn hơn rất nhiều. Bởi đây là ngành phục vụ cho cuộc sống, cho con người, công việc của người bác sĩ liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Một bất cẩn nhỏ của người thầy thuốc cũng có thể làm cho cuộc sống của một người trở nên tồi tệ, vì vậy quá trình học tập nghiên cứu của ngành y là gian khổ chông chênh nhất.
Luôn luôn giữ cho đầu óc minh mẫn, trang bị một kiến thức thật vững vàng, nếu không thầy thuốc trở thành kẻ sát nhân. Để trở thành một thầy thuốc thực sự không dừng lại ở hành trình tri thức mà nó còn liên quan đến lương tâm trách nhiệm. Bởi lẽ người thầy thuốc có tài mà không có đức cũng đẩy con người vào chỗ chết, đó là cái đau khổ nhất của một người thầy thuốc. Để chinh phục danh hiệu mà người xưa ban tặng cho giới thầy thuốc :” lương y như từ mẫu” thì người bác sĩ phải có cả đức lẫn tài, thiếu một trong hai sẽ trở thành hiểm họa cho xã hội. Đó quả là một hành trình gian khổ, lâu dài của cuộc sống.
Bước ngoặt lớn khi công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, không như hầu hết các sinh viên y khác, tôi không chọn làm việc trong các bệnh viện mà chọn cho mình một hướng đi khác. Tôi bắt đầu công việc ở trường học – Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Nếu như các bạn tôi hằng ngày tiếp xúc với bệnh nhân thì tôi lại đứng lớp tiếp xúc, giảng dạy truyền thụ kiến thức cho sinh viên.
Tôi muốn mang những kiến thức mà tôi đã được học, kinh nghiệm mà tôi biết , truyền đạt lại cho sinh viên của tôi. Tôi muốn cống hiến nhiều hơn, không chỉ dừng ở việc khám chữa bệnh, mà còn muốn góp sức của mình đào tạo ra những y sĩ tương lai “ sâu y lý, giỏi y thuật, giàu y đức” .
Từ khi tôi làm giảng viên đến giờ, đã có không ít người hỏi tôi rằng: “ Ở Hà Nội có rất nhiều trường Y ! Tại sao lại chọn vào dạy ở Trường Cao Dược Sài Gòn”. Câu trả lời của tôi có lẽ cũng giống như cảm nhận của bao giảng viên, đồng nghiệp khác.
Ở ngôi trường này không hề có khoảng cách giữa các cán bộ quản lý với giáo viên, giáo viên với học sinh hay giáo viên với phụ huynh. Mọi người coi nhau như người nhà, sống chan hoà, thân thiện và rất tình cảm.
Sinh viên học ngành Y Dược cần sự chuyên tâm cao độ
Ngành Y Dược vất vả gian nan sinh viên cần chuyên tâm học hành
Chỉ khi tâm trạng thoải mái, nơi làm việc không có sự ganh đua nhau thì tôi mới có thể tập trung làm việc và dồn hết tâm huyết của mình để giảng dạy cho sinh viên được. Là một giảng viên, tôi muốn gửi tới những sinh viên yêu quý của tôi, những y sĩ tương lai một số lời khuyên, đó cũng là một số kinh nghiệm mà tôi tích luỹ được khi mình vẫn là sinh viên. Giúp các em có thể học tập tốt hơn, và trang bị hành trang vững chắc cho mình sau khi ra trường.
Những bạn dám thi và đỗ ngành y đều rất giỏi và thông minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng giữ được tinh thần học tập chăm chỉ, nỗ lực và kiên trì để đạt thành tích tốt khi ra trường. Điều đó đòi hỏi các bạn phải xác định học tập suốt đời. Y là ngành đặc thù với khối lượng kiến thức khổng lồ, phức tạp và không dễ tiếp thu, vậy nên sinh viên y dược phải tập trung cao độ. Chỉ một chút lơ là dù vì bất kỳ lý do gì, có thể không đạt được kết quả như ý.
Ngành y, có nhiều môn khác hẳn với THPT như hóa học, giải phẫu, các môn y học cơ sở, sinh viên nên coi trọng y học cơ sở, đừng thấy nó xa xôi, không thực tế mà lơ là vì kiến thức các môn này là nền tảng hỗ trợ cả quá trình học tập và hành nghề sau này. Cuối cùng, tôi muốn khuyên sinh viên phải học tập và rèn luyện kiến thức xã hội. Đặc biệt khi ngành y ở Việt Nam chưa được dư luận tôn trọng như các nước khác, không có kiến thức xã hội, đạo đức nghề nghiệp, không biết cách giao tiếp, cư xử thì rất khó khăn khi hành nghề.